Tránh trùng lặp đối tượng thụ hưởng chính sách theo chương trình 135

(Baonghean.vn) - Đó là vấn đề đặt ra tại cuộc giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với xã biên giới theo chương trình 135 tại xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn sáng 27/9.

Đoàn giám sát làm việc với xã Phúc Sơn. Ảnh: Minh Chi
Đoàn giám sát làm việc với xã Phúc Sơn. Ảnh: Minh Chi

Trực tiếp giám sát một số hộ dân tại bản Vều 4, đoàn giám sát ghi nhận, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với xã biên giới theo chương trình 135 thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả bước đầu.

Qua trao đổi với Trưởng bản Hà Văn Nếp, từ năm 2014, thông qua tuyên truyền, vận động và hỗ trợ kỹ thuật, tiền làm đất, giống, phân bón, đã có 13 hộ triển khai trồng chè (bình quân mỗi hộ có 0,5 - 0,7 ha) và đã cho thu hoạch 3 năm nay, từ 15 - 20 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, có 7 hộ được hỗ trợ nuôi bò và đã có 2 hộ bò đã sinh sản. Đơn cử hộ ông Lương Văn Toàn được hỗ trợ làm 0,6 ha chè, mỗi năm có 7 lần thu hoạch, bình quân mỗi lần thu 3 - 4 triệu đồng. Hay hộ ông Lô Văn Ứng được hỗ trợ bò năm 2015 và nay đã đẻ thêm 1 con bê để nuôi...

Đoàn giám sát tìm hiểu mô hình trồng chè của gia đình ông Lương Văn Toàn. Ảnh: Minh Chi
Đoàn giám sát tìm hiểu mô hình trồng chè của gia đình ông Lương Văn Toàn. Ảnh: Minh Chi

Phúc Sơn là xã có diện tích lớn, bằng ¼ diện tích của huyện và xã biên giới duy nhất của Anh Sơn, có 5 thôn bản đặc biệt khó khăn với tổng 498 hộ, chủ yếu dân tộc Thái, Thanh. Đời sống của đồng bào vốn dựa chủ yếu vào khai thác rừng tự nhiên.

Song những năm gần đây, một phần do cấm khai thác và một phần diện tích rừng bị thu hẹp do chuyển sang trồng cao su, nên chỉ một số ít hộ vươn lên làm ăn khá, còn lại đang còn rất khó khăn. Thông qua hỗ trợ trồng chè, nuôi bò theo chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với xã biên giới thuộc chương trình 135 đã tạo bước chuyển về nhận thức, từng bước khắc phục tư tưởng “ăn xổi” trong sản xuất của đồng bào.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Công Bình - Bí thư Đảng ủy xã thì khó khăn nhất hiện nay đối với 5 bản vùng biên giới này là thiếu đất sản xuất. Mặc dù địa phương đã kiến nghị với tỉnh và được trả về 1.500 ha đất, nhưng để người dân được giao GCNQSDĐ và sản xuất trên đó đang rất khó khăn, bởi liên quan đến kinh phí cấp QSDĐ, bình quân 2 triệu đồng/ha, trong khi đời sống của đồng bào còn khó khăn; trong 500 hộ ở 5 thôn bản biên giới thì có 201 hộ nghèo và 78 hộ cận nghèo. Vì vậy cần có biện pháp hỗ trợ để người dân sớm có đất sản xuất.

Đoàn giám sát tặng quà và động viên hộ nghèo Lô Văn Hậu, bản Vều 4, xã Phúc Sơn vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Minh Chi
Đoàn giám sát tặng quà và động viên hộ nghèo Lô Văn Hậu, bản Vều 4, xã Phúc Sơn vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Minh Chi

Bên cạnh đó, 5 bản này xa trung tâm xã, giao thông đi lại khó khăn, có nhiều điểm trường, vì vậy kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư giao thông, trường học và hỗ trợ thêm nhiều mô hình kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Trên cơ sở thu nhận thực tế, thay mặt đoàn giám sát, bà Lục Thị Liên - Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh đề nghị xã Phúc Sơn tiếp tục nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách mảng chính sách, đảm bảo bình xét đối tượng thụ hưởng công khai, dân chủ, đúng đối tượng, tránh trùng lặp, bỏ sót đối tượng hưởng chính sách...

Phó trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh cũng đề nghị địa phương cần có giải pháp tham mưu để phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, ngoài các chính sách được hỗ trợ; có định hướng tổ chức hoạt động sản xuất theo nhóm hộ. Quan tâm thu hút các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo động lực phát triển...

Minh Chi

tin mới

Phát huy tối đa các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Phát huy tối đa các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Đó là 1 trong những nội dung của Ban Chỉ đạo 1838 Tỉnh ủy Nghệ An nêu ra tại Thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

(Baonghean.vn) - Qua 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị , việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ.

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

(Baonghean.vn) - Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của HĐND các cấp được tăng cường và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của HĐND cấp huyện và chế độ, chính sách cho đại biểu HĐND cấp xã đang đặt ra một số bất cập, cần được nghiên cứu để sửa đổi phù hợp hơn.

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất vào cuối nhiệm kỳ ở các chỉ tiêu dự báo khó đạt...

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.