Ngành mía đường chờ cơ chế mới

 Cứu cánh của ngành Mía đường hiện nay là  Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía đường đang được Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đưa ra lấy ý kiến.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
Nghị định mới về mía đường sẽ "gỡ khó" cho việc sản xuất và kinh doanh mía đường
Dự thảo Nghị định mà Bộ NN&PTNT và VSSA đưa ra lấy ý kiến có 33 điều và nhìn vào tổng thể, cho thấy các vấn đề còn tồn tại, căn nguyên của những khó khăn mà ngành Mía đường đang gặp phải sẽ được tháo gỡ khi Nghị định được ban hành.
Về vấn đề giá mua mía nguyên liệu, lâu nay, Bộ NN&PTNT và VSSA cùng đưa ra giá mua mía nguyên liệu cho từng vụ mía. Vụ mía 2014-2015, giá mua mía nguyên liệu mà các nhà máy sẽ mua mía 10 chữ đường (CCS) tại ruộng với mức giá mỗi tấn tương đương giá 65-70kg đường trắng trước thuế bán ra tại kho nhà máy.
Còn theo dự thảo, việc quyết định giá mua mía nguyên liệu sẽ do Sở Tài chính các tỉnh có trồng mía, có nhà máy đường đang hoạt động sẽ quyết định thông qua hiệp thương với các nhà máy đường và nông dân trồng mía. Thực tế cho thấy, do điều kiện địa lý mà giá thành sản xuất các loại cây trồng ở các tỉnh là khác nhau. Vì thế, việc cho cho các tỉnh tự tính giá thành sản xuất mía nguyên liệu sẽ giúp nông dân không bị thua thiệt.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng tạo những cơ chế mở khi đưa ra điều khoản nông dân trồng mía được lựa chọn, đàm phám ký kết hợp đồng với nhà máy. Tương tự, các nhà máy cũng được lưa chọn nông dân trồng mía để mua. Lâu nay, mỗi khi vào vụ mía mới, tình trạnh tranh mua tranh bán diễn ra, xảy ra tình trạng nhà máy đường ở tỉnh A phàn nàn vì sao nhà máy đường ở tỉnh B lại đến mua mía ở tỉnh A, trong khi, đáng ra nhà máy đóng ở tỉnh nào mua mía nguyên liệu ở tỉnh đó.
Với điều khoản này, ngành Mía đường đã tạo ra một cơ chế thị trường “thuận mua vừa bán”, đồng thời xóa bỏ tình trạng tranh mua, tranh bán tồn tại lâu nay trong ngành Mía đường.
Một điểm nổi bật nữa trong dự thảo Nghị định là về vấn đề chất lượng mía nguyên liệu. Theo dự thảo, mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-98:2012/BNNPTNT về chất lượng. Đồng thời, dự thảo cũng đưa ra điều khoản quy định phải có tổ chức đánh giá chất lượng mía độc lập với các nhà máy đường và người sản xuất mía nguyên liệu.
Trước đây, khi các nhà máy tự xác định chữ đường đã dẫn đến việc nông dân không có cách nào khác là phải đồng ý. Căn cứ kết quả chất lượng tự đánh giá, các nhà máy sẽ đưa ra giá mua mía nguyên liệu. Và điều này dẫn đến nhiều trường hợp người nông dân trồng mía phản ứng vì cho rằng nhà máy xác định chữ đường thấp hơn thực tế nhằm hạ giá mua mía nguyên liệu.
Quy định phải có bên kiểm định độc lập sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, ở đó, người nông dân và các doanh nghiệp phải tuân theo những quy định đã ký để đưa ra giá mua bán hợp lý, tránh trường hợp “gian lận” để trục lợi.
Chính bất cập kể trên trong thời gian qua đã dẫn đến việc nhiều nông dân không sống được với nghề trồng mía, phải chuyển sang trồng cây trồng khác, ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể của ngành Mía đường.
Trong khi các nhà máy đường thì cứ đến cuối năm lại báo cáo kinh doanh có lãi, và phân chia lợi nhuận cho các cổ đông. Còn người nông dân trồng mía, đối tượng có đóng góp quan trọng cho phần lợi nhuận của các nhà máy lại không được hưởng lợi gì vì mía nguyên liệu đã bán, tiền đã lấy.
Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, những quy định nêu trên trong dự thảo đã thể hiện được tầm nhìn bao quát, giải quyết được những tồn tại bấy lâu. Thậm chí còn cho rằng, đây là dự thảo “vì nông dân” khi yêu cầu các nhà máy đường sẽ phải phân phối lợi nhuận cho người trồng mía trong trường hợp giá bán đường cao hơn giá dự kiến từ đầu vụ sản xuất.
Thực tế trong nhiều vụ mía vừa qua cho thấy, giá mua mía nguyên liệu của các nhà máy vụ sau luôn thấp hơn vụ trước. Nhiều nông dân trồng mía không thể sống được với cây mía và đã có nhiều trường hợp nông dân bỏ hẳn cây mía. Bằng chứng trong vụ mía đường 2014-2015, sản lượng đường sản xuất ra chỉ vào khoảng 1,4 triệu tấn, giảm 13% so với niên vụ 2013-2014 mà nguyên nhân là do nguồn mía nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy giảm.
Với nhiều nông dân trồng mía "một nắng, hai sương" thì đây là một trong những điểm nổi bật của nghị định, thể hiện tính nhân văn, trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc giúp nông dân trồng mía được nhận những gì mà họ đáng được nhận.
Theo Chinhphu.vn

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.