Phải cải cách phương thức quản lý, sử dụng nợ công

(Baonghean.vn) - Trả lời công luận về những thông tin nợ công tăng cao trong những năm gần đây, ngày 22/3/2016, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề về những cải cách trong quản lý, sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của nước ngoài. Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Trương Hùng Long chủ trì buổi họp báo. Tham dự buổi họp báo còn có đại diện lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Tài chính Ngân hàng, Văn phòng Bộ cùng đông đảo các phóng viên, cơ quan thông tấn báo chí.  

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Ngày 14/2/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg, trong đó yêu cầu tăng cường cho vay lại chính quyền địa phương, tăng cường cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thông qua cơ quan cho vay lại đối với nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Theo đó, trong năm 2015, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về hai cơ chế nêu trên.

Bộ Tài chính cho biết: trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005 - 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết (khoảng 45 tỷ USD), cơ cấu sử dụng trong nước được phân chia như sau: 1/3 cho ngân sách trung ương để cấp phát cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách trung ương; 1/3 dành cho các chương trình, dự án của địa phương; và 1/3 để cho vay lại các dự án trọng điểm của nhà nước. Trong tổng số vốn dành cho chương trình, dự án của địa phương, tỷ trọng vốn cấp phát chiếm 92,2%; cho vay lại chỉ chiếm 7,8%. Đối với phần vốn để cho vay lại các dự án đầu tư trọng điểm của nhà nước, cho đến nay hầu hết Chính phủ vẫn chịu toàn bộ các rủi ro tín dụng. Cơ quan cho vay lại chỉ có vai trò là ngân hàng phục vụ và hưởng phí dịch vụ.  

Theo Bộ Tài chính, trong các giai đoạn trước, nước ta còn nhiều khó khăn, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém; nhu cầu huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng theo các Nghị quyết của Trung ương là rất lớn. Khả năng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực này của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế. Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, được các tổ chức tài chính quốc tế và các nước song phương cung cấp nguồn vốn ODA với chi phí thấp và thời gian vay dài. Việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài cho đầu tư phát triển trong những năm qua đã góp phần thay đổi diện mạo của đất nước, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đã thay đổi căn bản. Nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài được tập trung vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: giao thông, cầu, cảng, hàng không, năng lượng, cấp thoát nước ... – Cục trưởng Trương Hùng Long khẳng định.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực, cơ chế sử dụng vốn chủ yếu dựa vào cấp phát từ NSNN và Nhà nước chịu rủi ro toàn bộ như hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Trước hết, đó là sự đầu tư dàn trải, chưa thực hiệu quả; tình trạng chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư còn không ít. Tính hợp lý trong phân bổ nguồn vốn giữa các địa bàn còn bất cập, mức độ tiếp cận nguồn vốn của các địa phương miền núi, khó khăn thường hạn chế hơn các tỉnh, thành phố lớn. Việc duy trì cơ chế mang tính bao cấp từ phía Trung ương trong thời gian dài đã tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chưa thực sự khuyến khích các chủ đầu sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả.

Kênh Bắc đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp.
Hình minh họa.

Từ những thực tế trên, có những vấn đề đang đặt ra hiện nay và trong một vài năm tới cần được giải quyết. Theo đó, từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Giai đoạn trước năm 2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn. Giai đoạn từ 2011-2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp. Dự kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường, do đó, chỉ có hai lựa chọn cho nguồn vốn ODA đã vay: hoặc chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.

Cùng với đó, Luật Ngân sách nhà nước 2015 (có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017) đã chính thức quy định ngân sách địa phương được phép bội chi; tức là xác lập quyền vay nợ và nghĩa vụ trả nợ của địa phương. Vì vậy, việc tách bạch quyền, nghĩa vụ trong việc vay, trả nợ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là cần thiết; đồng thời, tăng tính trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc nâng cao tính chủ động và hiệu quả sử dụng vốn vay, góp phần quản lý hiệu quả nợ công.

Theo Bộ Tài chính, đối với cho vay lại dự án đầu tư trọng điểm, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đang có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, cải cách giá dịch vụ công ích theo đó một số ngành, lĩnh vực cơ sở hạ tầng có khả năng hoàn vốn cao hơn  như: ngành điện, nước, một số dự án hạ tầng giao thông... Vì vậy, để tăng cường hiệu quả dự án, trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan quan cho vay lại, nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý khoản vay của cơ quan cho vay lại, việc mở rộng cơ chế cơ quan cho vay lại chia sẻ rủi ro với Chính phủ là cần thiết nhằm đảm bảo nguyên tắc tín dụng trong cho vay lại.

Từ bối cảnh hiện nay và các tồn tại trong quản lý, sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài thời gian, có thể thấy ngay trong giai đoạn hiện tại, nhà nước nên tập trung nguồn vốn ODA vào những lĩnh vực then chốt, các dự án công trình trọng điểm, thu hẹp phạm vi cấp phát từ NSNN và giảm tính bao cấp của nhà nước trong cơ chế sử dụng vốn vay nước ngoài. Đối với các địa phương có tiềm lực tài chính khá, và đặc biệt các địa phương có khả năng điều tiết ngân sách về trung ương thì phải thì phải chia sẻ gánh nặng nợ với ngân sách trung ương thông qua cơ chế cho vay lại chính quyền địa phương. Đối với các lĩnh vực, các dự án có khả năng hoàn vốn và có khả năng huy động từ các thành phần kinh tế thì phải chuyển dần sang cơ chế thị trường thông qua cơ chế cho vay chịu rủi ro, còn về lâu dài sẽ thực hiện đúng theo cơ chế thị trường. Đồng thời, nhất thiết phải tăng tính công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng.

Về cơ chế cho vay lại, chính quyền địa phương và cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, Bộ Tài chính cho biết: đối với cho vay lại chính quyền địa phương, tỷ lệ cho vay lại được xác định theo điều kiện của nguồn vốn (vay ODA và vay ưu đãi). 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Đối với cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ qua cơ quan cho vay lại, căn cứ tính chất nguồn vốn và mức độ ưu đãi về điều kiện cho vay lại hiện hành, tỷ lệ chịu rủi ro tín dụng của cơ quan cho vay lại được phân định như sau: đối với cho vay lại vốn ODA, trường hợp dự án thuộc danh mục ngành, lĩnh vực hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Quyết định số 29/2011/QĐ-TTg ngày 1/6/2011 tối đa 30%, trường hợp dự án không thuộc danh mục này tối thiểu 30%; đối với cho vay lại vốn ưu đãi, tối thiểu 50%. Mức chênh lệch lãi suất mà các cơ quan cho vay lại hưởng tương ứng các tỉ lệ chịu rủi ro tín dụng nêu trên là tối đa 0,3%/năm, 0,5%/năm, 1%/năm.

Như vậy, ngay từ năm 2016, chính quyền các địa phương đã được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các khoản vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài phù hợp với địa phương mình. Hội đồng nhân dân là cơ quan được trao quyền quyết định về các khoản vay cũng như công tác trả nợ hàng năm.

Sông Hồng

tin mới

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

(Baonghean.vn) - Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, khi lúa vụ xuân đã bắt đầu chín đồng loạt, các địa phương vùng núi cao Nghệ An đang tích cực “ra quân” gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế tối đa thiệt hại với sản phẩm đã đến kỳ thu hoạch.

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.