Đô Lương: Cả xã trồng mía giải khát

(Baonghean.vn) - Nắm bắt được nhu cầu thị trường nước giải khát về mùa hè, nhiều nông dân xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương trồng mía trong vườn nhà để phục vụ hàng giải khát.

Mía giải khát được trồng trên đất cao cưởng ở Giang Sơn Đông
Mía giải khát được trồng tại 19/19 xóm của xã Giang Sơn Đông

Nhận thấy nhu cầu mía cây phục vụ cho việc ép làm nước mía giải khát khá lớn, vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân tại 19/19 xóm của xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương đã đưa cây mía vào trồng trong vườn nhà.

Gia đình chị Hồ Thị Giang, xóm Thị Tứ xã Giang Sơn Đông đã đưa cây mía vào trồng trong toàn bộ diện tích 2 sào vườn của gia đình cách đây vài năm. Năm đầu tiên thu hoạch bán mía cây được 20 triệu đồng, chị tiếp tục mở rộng diện tích ra ngoài đồng. Vụ mía năm nay chị có 5 sào cho thu hoạch, dự kiến thu về 50 triệu đồng từ tiền bán mía cây.

Chị Giang cho biết: "Trồng mía đầu tư ban đầu hết khoảng 5 triệu đồng mỗi sào để mua giống, phân bón và tre, giây kẽm để làm giàn chống gãy đổ. Từ năm thứ 2 chỉ cần đầu tư tiền phân bón khoảng 500 ngàn đồng/ sào và công bỏ ra để chăm sóc là có thu hoạch. Năm nay gia đình tôi tiếp tục trồng mới thêm 2 sào mía nữa để có thêm thu nhập."

chị...
Ngoài bán cây mía, mỗi năm chị Hồ Thị Giang còn bán được trên 2 triệu đồng từ bán ngọn mía giống

Gia đình chị Nguyễn Thị Hòa xóm Nguyễn Tạo xã Giang Sơn Đông trồng chưa đầy 300 m2 mía nhưng mỗi năm thu được 3 - 4 triệu đồng từ bán mía cây cho các điểm bán nước mía giải khát.  

So với trồng lúa thì trồng mía hiệu quả hơn rất nhiều lần mà không lo hạn hán, lụt lội vì mía có khả năng chịu hạn, chịu lụt tốt hơn cây lúa và cây hoa màu ngắn ngày khác.

Người dân xã Giang Sơn Đông trồng mía giải khát trên đất cáo cưỡng
Người dân xã Giang Sơn Đông trồng mía giải khát trên đất cáo cưỡng

Được biết, xã Giang Sơn Đông hiện có khoảng trên 30 ha mía giải khát, trồng tại 19/19 xóm. Đa phần diện tích mía được trồng trên đất cao cưỡng trồng màu kém hiệu quả. Trồng mía giải khát, bà con nông dân thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng/ sào/năm. Phong trào trồng mía phát triển nhiều hộ gia đình ngoài tiền bán mía cây còn thu được từ 2 - 2,5 triệu đồng tiền bán ngọn mía để làm giống. 

 Thanh Tâm

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.