Sức hút vốn đầu tư nông nghiệp, nông thôn

(Baonghean) - 6 tháng đầu năm nền kinh tế vẫn còn khó khăn, sức hấp thụ vốn hạn chế, các ngân hàng dư thừa vốn cho vay. Vốn khả dụng của toàn hệ thống ngân hàng Nghệ An hết sức dồi dào, không những đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế mà còn có dự trữ vốn. Trong tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống, mảng tín dụng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn chiếm gần 35%. Đây cũng là lĩnh vực hấp thụ vốn khả quan nhất trong bối cảnh hiện nay.
Trang trại chăn nuôi tổng hợp của ông Phan Văn Dương ở xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên).
Trang trại chăn nuôi tổng hợp của ông Phan Văn Dương ở xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên).
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An, đến 30/6/2014, nguồn vốn huy động tại địa bàn ước đạt  60.311,8 tỷ đồng, tăng 4.207,8 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 101.895 tỷ đồng, tăng 5.948,7 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 35.475 tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng dư nợ, tăng 2.599 tỷ đồng so với đầu năm. Cùng với các chính sách tạo điều kiện ưu đãi về vốn vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, lãi suất liên tục được điều chỉnh giảm trong những tháng đầu năm 2014 đã giúp doanh nghiệp, hộ vay vốn giảm được một phần không nhỏ chi phí vốn vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều giá trị vật chất, phát triển kinh tế ở địa bàn nông nghiệp nông thôn, đảm bảo hàng hoá nông, lâm, thuỷ hải sản… cung cấp ra thị trường, có thu nhập và quay vòng vốn nhanh.
Mặc dù chỉ vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp chưa đầy 200 triệu đồng, cộng với nguồn vốn tích lũy được từ làm kinh tế trang trại nhiều năm nay, gia đình ông Phan Văn Dương ở xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên) đã năng động làm giàu từ trang trại nuôi vịt, gà và ao cá rộng gần 4 ha tại địa phương. Đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động. Năm 2001, ông Dương bắt đầu làm trang trại, từ vùng đất hoang hóa tại xóm 2 xã Hưng Đạo, đôi tay và khối óc của người nông dân cần mẫn này đã biến vùng đất hoang thành trang trại chăn nuôi quy mô lớn, mỗi năm có thể lãi ròng hơn 1 tỷ đồng. Với quy mô chăn nuôi hiện nay gồm 10.000 con vịt đẻ, 2.000 con gà thả vườn, 4 ha ao cá; đồng thời gia đình có 10 lò ấp trứng phục vụ ấp trứng vịt lộn của đàn vịt mỗi ngày đẻ 9.500 quả. Với cách làm này đã nâng giá trị thu nhập cho gia đình ông bởi thị trường tiêu thụ trứng vịt lộn ngày càng mở rộng, từ Hà Nội, Hải Phòng vào tận Huế, Đà Nẵng, Bình Định…
Nhờ có mối làm ăn lâu năm, ông Dương ngày nào cũng đóng hàng gửi xe khách, xe tải phân phối đến tận nơi cho đầu mối ở các tỉnh, mỗi ngày bán được gần 30 triệu đồng tiền trứng vịt lộn, trong đó chi phí mua thức ăn cho đàn vịt hết 26 triệu đồng/ngày. Ngoài ra, tận dụng nguồn thức ăn thừa của đàn vịt để phục vụ nuôi gà, nguồn thức ăn từ phân vịt để nuôi cá, cách chăn nuôi kết hợp này đã giúp gia đình ông khai thác tối đa lợi nhuận từ trang trại của mình. Riêng nuôi cá, mỗi năm cho thu hoạch 40 – 50 tấn cá các loại, lãi ròng 600 – 700 triệu đồng/năm. Ngoài nguồn nhân lực của gia đình, còn phải thuê thêm 4 lao động làm thường xuyên, với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng. Điều đáng mừng nhất đối với ông Dương là đầu ra cho sản phẩm không khi nào bị ế, có bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu. Do đó, dù vất vả, tất bật với công việc hàng ngày nhưng mỗi thành viên trong gia đình ông đều rất vui với thành quả thu hoạch được.
Ông Nguyễn Trần Trung ở xã Vân Diên (Nam Đàn) mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp huyện 4,2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng lò gạch tuynel, công suất 7 triệu viên/năm. Ông Trung cũng là người dám nghĩ, dám làm, khi thực hiện chủ trương xoá bỏ lò gạch thủ công, sau nhiều đêm trăn trở tìm hướng làm ăn mới, nhận thấy tiềm năng của thị trường vật liệu xây dựng gạch xây, ông quyết định vay vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Và thành quả đã đến với gia đình ông khi 6 tháng đầu năm nay nhu cầu tiêu thụ gạch xây dựng tăng vọt, sản xuất không kịp cung ứng cho khách hàng. Ngoài ra, lò gạch tuynel này còn tạo việc làm cho gần 50 lao động, với mức lương 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Còn rất nhiều những hộ sản xuất kinh doanh giỏi trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở khắp các địa phương trong tỉnh, họ biết sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả vốn vay để làm giàu chân chính trên mảnh đất quê hương, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa bàn nông thôn. 
Điểm mới trong đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn năm nay là chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tham gia khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn, đã tham mưu  cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt cho 2 doanh nghiệp và 3 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tham gia chương trình cho vay thí điểm. Đến nay, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương cam kết cho Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An vay gần 525 tỷ đồng để đầu tư vào sản xuất lúa gạo và sản xuất gừng công nghệ cao. Dự án này triển khai sẽ mở ra hướng phát triển sản xuất mới mà từ khâu cung cấp vật tư đến sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi liên kết. Có nghĩa từ khi sản xuất đã xác định được đầu ra. 
Đầu tư tín dụng ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường chứa đựng yếu tố rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Song vượt lên trên hết là ý chí dám làm của những người vay vốn, đồng thời ngân hàng nên mạnh dạn tin tưởng vào khả năng đầu tư của khách hàng để có cơ chế cho vay thông thoáng hơn, tạo điều kiện để nhiều đối tượng khách hàng được tiếp cận vốn đầu tư mới hay mở rộng sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều giá trị vật chất cho nền kinh tế, làm giàu cho quê hương, đất nước. Ngày nay, cùng với quá trình phát triển của đất nước, công nghệ thông tin phát triển vượt bậc giúp mọi tầng lớp nhân dân tiếp cận với khoa học công nghệ, kiến thức về mọi mặt một cách nhanh chóng, tiện ích, từ đó năng lực sản xuất và năng lực phòng vệ của mỗi cá nhân đều nâng lên, giúp họ tính toán  chuẩn xác hơn, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế rủi ro. Do vậy, dù nền kinh tế còn khó khăn, sức lưu thông hàng hóa kém nhưng tín dụng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vẫn tăng trưởng ổn định, khả quan, bởi lĩnh vực này đang hàng ngày đáp ứng những nhu cầu thiết thực của cuộc sống.
Quỳnh Lan 

tin mới

Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Thay vì để bị đốt tràn lan trên những cánh đồng, người dân Nghệ An đã tranh thủ đi thu gom rơm khắp các địa phương. Cách làm này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Biểu đồ thu ngân sách Nghệ An từ 2021-tháng 4/2024. Đồ hoạ: Hữu Quân.

Nỗ lực lớn trong thu ngân sách giai đoạn 2021 - 2024 ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Theo Nghị quyết số 18/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An, mục tiêu tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt từ 26.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Năm 2023, Nghệ An đã đạt được số thu 21.508 tỷ đồng, bằng 135,6% dự toán HĐND tỉnh giao; 4 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 7.711 tỷ đồng.

Giá vàng tăng giảm đột biến, người dân Nghệ An bán 'chốt lời'

Giá vàng tăng giảm đột biến, người dân Nghệ An bán 'chốt lời'

(Baonghean.vn) - Chỉ trong vòng 1 tuần, giá vàng liên tục “nhảy múa”, nếu như đầu tuần, giá vàng “rơi tự do” xuống còn 89 triệu đồng/lượng thì vào cuối tuần, giá vàng bật tăng trở lại, vượt lên mức 90,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng biến động mạnh, thị trường vàng Nghệ An sôi động ở chiều mua vào…

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

(Baonghean.vn) - Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, khi lúa vụ xuân đã bắt đầu chín đồng loạt, các địa phương vùng núi cao Nghệ An đang tích cực “ra quân” gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế tối đa thiệt hại với sản phẩm đã đến kỳ thu hoạch.

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.