Sớm khẳng định thương hiệu "Chè Nghệ An"

(Baonghean) - Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có tới 68 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến chè, trong đó có đến 60 cơ sở sản xuất, chế biến chè thủ công có công suất từ 0,5 tấn - 10 tấn/ngày và tập trung nhiều nhất ở huyện Thanh Chương với 54 lò, các huyện còn lại Anh Sơn 4 lò, Con Cuông 2 lò.
Tổng công suất chế biến là 380 tấn búp tươi/ngày. Diện tích trồng chè lớn, số cơ sở sản xuất, chế biến chè nhiều; thế nhưng đến nay cũng chỉ mới có 10 ha chè được cấp giấy chứng nhận sản xuất chè theo hướng VietGAP và 2 đơn vị được công nhận đạt tiêu chuẩn HACCP (nguyên tắc trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm) trong chế biến chè, như thế là quá ít và vẫn còn manh mún. Do thói quen và tập quán canh tác, người dân vùng chè vẫn chỉ sản xuất chè chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được đúc rút từ bao đời nay và cho đến nay sản phẩm chè Nghệ An vẫn chưa có một bảo chứng nào để người tiêu dùng trong và ngoài nước tin cậy. 
Theo định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 của tỉnh Nghệ An, thì cây chè vẫn được xác định là cây mũi nhọn. Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tiếp tục triển khai kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến chè thường xuyên theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp đi vào nề nếp, thực hiện đúng các quy định; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm ngành chè theo chuỗi từ khâu sản xuất đồng ruộng đến chế biến, tiêu thụ. Tuy nhiên, công tác trên vẫn gặp nhiều khó khăn do tư tưởng, ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế...
Yêu cầu thực tiễn đang đặt  ra với các cơ quan chức năng, với cộng đồng người dân trồng chè nói chung và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chè nói riêng ở tỉnh Nghệ An là phải xây dựng một cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chè Nghệ An và thành lập một tổ chức tập thể để cùng nhau gìn giữ, bảo vệ giá trị văn hóa, cũng như khai thác giá trị kinh tế của sản phẩm chè một cách phù hợp và hiệu quả cao. Có nghĩa, mục đích “cần” là xây dựng thương hiệu "Chè Nghệ An" đang là công việc đòi hỏi trí tuệ, tâm huyết của cả lãnh đạo và nhân dân Nghệ An.
Hữu Tiệp
TP. Vinh

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.