Putin cân nhắc phương án đáp trả hệ thống tên lửa NATO

(Baonghean.vn) - Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ trả đũa việc bố trí tên lửa của Mỹ tại các quốc gia láng giềng của Nga chẳng hạn như Romania, theo nguồn tin từ hãng thông tấn TASS.

Máy bay Su-24 của Nga trong 1 cuộc tập trận quân sự. Ảnh: CNN.
Máy bay Su-24 của Nga trong 1 cuộc tập trận quân sự. Ảnh: CNN.

Hồi đầu tháng, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất tại Romania. Phía Washington khẳng định hệ thống này nhằm bảo vệ châu Âu khỏi các nước như Iran chứ không nhằm vào các tên lửa của Moskva.

Ông Putin phát biểu trong buổi họp báo mới đây sau cuộc gặp với Thủ tướng Hy Lạp  Alexis Tsipras ở Athens: “Nếu trước ở những khu vực đó của Romania, người dân đơn giản không hiểu nằm trong tầm ngắm có nghĩa là gì, thì giờ chúng tôi sẽ buộc phải tiến hành các biện pháp nhất định để bảo đảm an ninh”.

Bên vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa là NATO cho rằng tên lửa không thể được sử dụng với mục tiêu tấn công bởi chúng không chứa chất nổ và chỉ được chế tạo nhằm “đánh đuổi” các mục tiêu ra khỏi bầu trời.

Phát ngôn viên NATO Oana Lungescu cho biết: “Bất cứ đe dọa nào từ Nga đều không chính đáng và thiếu trách nhiệm. Nga biết rõ rằng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của chúng tôi nhằm phòng thủ và không được thiết kế hoặc chỉ đạo nhằm vào Nga”.

Hệ thống do NATO điều hành đặt tại 1 cơ sở hỗ trợ hải quân của Mỹ tại Deveselu, Romania, nơi đặt căn cứ quân sự của Romania. Ngoài ra, 1 hệ thống phòng thủ tên lửa khác đang được lên kế hoạch tai Ba Lan.

Putin khẳng định: “Điều này không tương tự trường hợp Ba Lan. Chúng tôi sẽ chờ đến khi Ba Lan có hành động cụ thể. Chúng tôi không đưa ra hành động nào tới khi nhìn thấy tên lửa trong các khu vực láng giềng với mình”.

Chuyên gia phân tích quân sự Rick Francona cho rằng phía Washington lẫn NATO phải xem xét cẩn thận lời nói của ông Putin: “Tôi không cho rằng ông ấy muốn đối đầu vũ trang với NATO, nhưng tất nhiên Washington phải nghiên cứu việc này”.

Ngày 30/5, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sẽ tới Ba Lan để hội kiến Tổng thống Andrzej Duda.

Việc bố trí tên lửa tại Romania là lần đầu tiên triển khai tên lửa phòng thủ mặt đất tại châu Âu. Đây là 1 phần trong lá chắn phòng thủ lớn hơn của NATO, bao gồm trung tâm chỉ huy và điều khiển tại Căn cứ Không quân Ramstein, Đức, bố trí radar tại Thổ Nhĩ Kỳ và 4 tàu có khả năng nhận biết tên lửa kẻ thù và phóng tên lửa đánh chặn SM-3 tại Rota, Tây Ban Nha.

Thảo Linh

(Theo CNN)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.