Hai tàu sân bay Mỹ gần Biển Đông trước khi tòa PCA ra phán quyết

Hải quân Mỹ hôm qua đưa hai tàu sân bay cùng các tàu hộ tống tham dự cuộc diễn tập tại tây Thái Bình Dương, trong lúc Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) dự kiến sắp ra phán quyết vụ kiện của Philippines. 

hai-tau-san-bay-my-gan-bien-dong-truoc-khi-toa-pca-ra-phan-quyet

Tàu sân bay John C.Stennis, trái, và tàu Ronald Reagan đến biển thuộc Philippines hôm qua. Ảnh: US Navy

Tàu John C. Stennis và Ronald Reagan di chuyển gần nhau ở biển Philippines, tham gia hoạt động giám sát trên biển và trên không, New York Times dẫn lại thông cáo của Hạm đội Thái Bình Dương tại Hawaii cho biết.

Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của 12.000 thủy thủ, 140 máy bay và 6 tàu chiến nhỏ hơn.

"Chúng ta cần nắm lấy các cơ hội này để luyện tập các kỹ thuật chiến đấu để chiếm ưu thế trong các hoạt động của hải quân hiện đại", Thiếu tướng John D. Alexander nói.

Hoạt động của các tàu Mỹ diễn ra ở phía đông Philippines, không ở sát Biển Đông nhưng ở khoảng cách gần, một phát ngôn viên của Hạm đội cho biết.

Theo một quan chức Mỹ giấu tên, người có liên quan đến lập kế hoạch này, cuộc diễn tập được tính toán về thành phần tham và cả thời điểm.

Tàu Stennis trước đó đã tham gia diễn tập cùng hải quân Nhật Bản và Ấn Độ ở tây Thái Bình Dương và ở Biển Đông. Còn chiếc Reagan trước khi đến biển Philippines được bảo dưỡng tại căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản. Cũng trong tuần trước, Mỹ đã điều 4 chiến đấu cơ tác chiến điện tử của Hải quân, được gọi là các Growler cùng 120 quân nhân đến căn cứ không quân Clark tại Philippines nhằm giúp Manila huấn luyện phi công.

Hồi đầu tháng này tờ Global Times dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nhận định việc Mỹ điều động nhiều tàu sân bay tới Biển Đông có lẽ vì muốn "làm chỗ dựa cho Philippines", trước thời điểm Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) sắp ra phán quyết vụ kiện Biển Đông.

PCA được cho là sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện Trung Quốc về các đường lưỡi bò phi lý ở Biển Đông trong vài tuần tới.

Theo VNE

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.