Chân dung cựu đặc vụ CIA muốn ngáng chân Donald Trump

Cựu đặc vụ CIA vừa ra tranh cử tổng thống đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Donald Trump và giữ lập trường chào đón người nhập cư Hồi giáo.

chan-dung-cuu-dac-vu-cia-muon-ngang-chan-donald-trump

Cựu đặc vụ CIA Evan McMullin. Ảnh: NYTimes 

Evan McMullin, 40 tuổi, hôm qua tuyên bố khởi động một chiến dịch độc lập chạy đua vào Nhà Trắng. Ông từng làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trong 11 năm trước khi rời khỏi đây năm 2010.

Ông sau đó làm việc cho Goldman Sachs và trở thành cố vấn cấp cao về an ninh quốc gia cho Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ năm 2013. Ông sau đó giữ chức giám đốc chính sách của Hội nghị đảng Cộng hòa trong hạ viện Mỹ nhưng đã rời bỏ vị trí này hôm 8/8.

Theo BBC, ông sinh ra tại Utah và tốt nghiệp Đại học Brigham Young, có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh từ Trường Wharton tại Đại học Pennsylvania. Khi công bố quyết định ra tranh cử tổng thống Mỹ, số người theo dõi ông trên Twitter tăng đột biến từ 135 người lên 12.000 người trong vòng vài giờ.

Ông McMullin từng nhiều lần chỉ trích ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump trên mạng xã hội, gọi tỷ phú là "nhà độc tài". Ông lên án đề xuất cấm người nhập cư Hồi giáo mà ông Trump đưa ra là "hèn nhát" và "ngu dốt", mối đe dọa cho "giá trị cơ bản của đất nước". Ngược lại với tỷ phú Trump, ông McMullin ủng hộ việc chào đón người tị nạn Hồi giáo, cho rằng đó là việc hợp đạo đức cần phải làm và rằng Mỹ phải làm việc nhiều hơn với người Hồi giáo để chống khủng bố.

Với quyết định ra tranh cử với tư cách ứng viên độc lập, ông McMullin đã nhập cuộc cùng các ứng viên không thuộc hai chính đảng là Gary Johnson của đảng Tự do và Jill Stein của đảng Xanh, trong cuộc đua cùng với ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Ngáng bước Donald Trump

Ông McMullin phải đối mặt với một loạt rào cản trong ba tháng tới. Ông đã bỏ lỡ thời hạn để được xuất hiện trên lá phiếu tại 26 tiểu bang.

Với ứng viên ra tranh cử độc lập, họ cần phải làm đơn đề nghị từng tiểu bang để tên của họ được xuất hiện trên lá phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Đối với cuộc đua vào ghế tổng thống năm 2016, người ta ước tính rằng một ứng viên sẽ cần thu thập khoảng 880.000 chữ ký để xuất hiện trên lá phiếu tại tất cả các bang. 

Vì vậy, ông McMullin sẽ phải thu thập hàng chục nghìn chữ ký trong những ngày tới để kịp hạn cuối 10/8 tại một số bang. Tuy nhiên, ông vẫn có thời gian để có cơ hội xuất hiện trên lá phiếu tại bang quê nhà Utah, nơi có đa số cử tri đảng Cộng hòa. Thượng nghị sĩ Ted Cruz từng đánh bại áp đảo ông Trump ở Utah trong cuộc bầu cử sơ bộ, chiếm được 69% số phiếu so với 14% của ông Trump.

Ông McMullin cũng sẽ phải tìm kiếm hàng triệu USD tài trợ trong vài tuần tới để theo kịp với các đối thủ vào mùa thu này.

PBS đánh giá rằng ông McMullin khó có khả năng thắng lợi cuộc tổng tuyển cử, nhưng có thể làm giảm cơ hội chiến thắng của ông Trump.

Mặc dù ông McMullin ít khả năng xuất hiện trên lá phiếu của nhiều bang trên toàn quốc, ông có thể ngăn chặn ông Trump thắng lợi ở bang Utah và lấy mất một số cử tri bảo thủ của tỷ phú.

"Nếu ông Trump mất dù chỉ một hoặc hai bang có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa, thì con đường đến chiếc ghế tổng thống của ông cũng sẽ thu hẹp đáng kể", cây bút Daniel Bush viết trên PBS.

Những người đứng sau

Ông McMullin được hậu thuẫn bởi nhóm Better for America (Tốt hơn cho nước Mỹ) được thành lập bởi những người bảo thủ trong phong trào phản đối tỷ phú Donald Trump có tên Never Trump.

Quan chức nổi bật của đảng Cộng hòa Rick Wilson được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho chiến dịch tranh cử của ông McMullin. Ông Wilson đã viết về lý do tại sao ông Trump cần "phải chịu thất bại nhục nhã" trong bài xã luận đăng vào cuối tuần qua. Đồng thời, ông cũng cho rằng bà Hillary Clinton không đủ tư cách trở thành tổng thống Mỹ.

Nhà thăm dò dư luận sống tại Florida Joel Searby cũng được cho là sẽ hậu thuẫn ông McMullin.

Steve Jarding, giảng viên chính sách công tại Trường Harvard Kennedy cho rằng nhóm hậu thuẫn ông McMullin muốn thể hiện rằng "chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đang gặp rắc rối và nếu muốn tồn tại, chúng tôi không thể để cho người tự phô trương mình là gương mặt mới của đảng Cộng hòa (ám chỉ ông Trump) làm tốt, bởi vì nếu vậy, ông ấy có thể phá nát hình ảnh của chúng tôi".

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.