Đối đầu lần 2 giữa Clinton và Trump: Chờ đợi giải pháp trong vấn đề kinh tế

(Baonghean.vn) - Với nhiều người Mỹ vẫn đang phải vật lộn để kiếm sống, vấn đề kinh tế có thể sẽ giữ vị trí trung tâm trong cuộc tranh luận thứ 2 giữa 2 ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump diễn ra vào ngày 9/10.

Ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: Time.
Ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: Time.

Dù được coi là người chiến thắng trong phiên tranh luận đầu tiên diễn ra ngày 26/9 tại New York, nhiều nhà quan sát nhận thấy phần hùng biện với chủ đề "Đạt tới thịnh vượng" - là mảng yếu nhất của bà Clinton và là sở trường của Trump.

Tới vòng tiếp theo, cả 2 ứng viên sẽ có rất nhiều điều phải chứng minh khi nói đến vấn đề việc làm tại Mỹ.

Dưới đây là những gì mỗi ứng viên nên nhắm tới khi nói với cử tri nếu họ muốn giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ diễn ra vào ngày 8/11:

Hillary Clinton

Ở lần tranh biện vừa qua, ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton đã gặp khó khăn khi đối thủ Trump cho rằng bà vẫn chưa làm được gì nổi bật để giúp đỡ người lao động trong suốt 30 năm nhiệm kỳ hay việc thiếu nhất quán đối với Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương.

Lần cuối cùng nước Mỹ được tận hưởng sự bùng nổ kinh tế là khi Tổng thống Bill Clinton còn tại vị. Kể từ đó, quốc gia này đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính và nhiều năm trì trệ ở mức thu nhập trung bình.

Trong cuộc tranh luận thứ hai, ứng cử viên Hillary Clinton cần phải giải thích một cách thuyết phục hơn về cách thức mà kế hoạch kinh tế của mình sẽ giải quyết các sai sót trong các chính sách của chồng trước đây.

Donald Trump

Trong lần tranh luận đầu tiên, ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã ghi điểm bằng việc chỉ trích các chính sách thương mại của Bill Clinton mà ông cho rằng mình có thể làm tốt hơn, cũng như sự bất lực trong suốt cả nhiệm kỳ dài tại Washington của bà Clinton trong những vấn đề liên quan đến chính sách năng lượng của Mỹ. Tuy nhiên ông chưa đưa ra được giải pháp cụ thể nào cho những vấn đề trên.

Mục tiêu của Trump trong cuộc tranh luận đêm chủ nhật là trình bày rõ ràng những gì ông có thể làm để sửa chữa các rắc rối - hơn là chỉ phô ra những tranh luận sôi nổi dựa trên nhạy bén trong kinh doanh của mình.

Thanh Hiền

(Theo Time)

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.