Kim Jong-un sẽ làm Donald Trump điên đầu?

Ai sẽ đứng đầu "danh sách mục tiêu" của Donald Trump nếu ông trở thành tân Tổng thống Mỹ?

Kim Jong Un sẽ là mục tiêu đầu tiên nếu Trump thành tân tổng thống Mỹ?
Kim Jong-un sẽ là mục tiêu đầu tiên nếu Trump thành tân tổng thống Mỹ?

Khi chạy đua tranh cử, tỷ phú Donald Trump tuyên bố sẽ tiến hành chiến tranh với kẻ thù nếu trở thành ông chủ Nhà Trắng. Trong danh sách kẻ thù hàng đầu của Donald Trump vạch ra có thể kể đến Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)  và Triều Tiên.

Trump trước đó đã tuyên bố rằng ông sẽ phá hủy IS trong 30 ngày như một phần của quy hoạch tổng thể của mình. Ông cũng kêu gọi một lệnh cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ.

Ngoài ra, Trump sẽ kích hoạt “quả bom” từ các lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên. Trump đã viết trong một cuốn sách xuất bản năm 2000 rằng: "Tôi sẽ làm gì ở Triều Tiên? Tôi đã sẵn sàng để ném bom lò phản ứng này? Tôi không ủng hộ chiến tranh nhiệt hạch, nhưng nếu đàm phán thất bại, tôi ủng hộ một cuộc tấn công chống lại các mối đe dọa”.

Trên thực tế, mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên càng ngày càng lớn hơn và nước này đang nhanh chóng tiến tới mục tiêu là có khả năng đe dọa nước Mỹ bằng vũ khí nguyên tử.Theo AFP, tình hình đã diễn biến như vậy bất chấp thái độ không khoan nhượng của Mỹ, nước đã liên tục tố cáo các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, vốn đã gia tăng trong thời gian gần đây khi nước Mỹ bị vướng vào cuộc bầu cử, với 2 vụ thử hạt nhân và 25 lần bắn thử tên lửa, bất chấp các nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc.

Mối đe dọa của Bình Nhưỡng sẽ đặt ra một bài toán hóc búa cho người lên kế nhiệm Tổng thống Obama, dù đó là bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump. Theo giới phân tích, với nguy cơ gần kề, tân lãnh đạo Mỹ sẽ phải có ngay một kế sách đối phó, “ngay trong 100 ngày đầu tiên trên cương vị Tổng thống” như nhận xét của ông Joel Wit, chuyên gia tại Viện Mỹ-Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

Nhiều chuyên gia hiện nay cho rằng chương trình vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng đã tiến triển đến mức mà vấn đề đặt ra không còn là tìm giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên mà là tìm phương cách đối phó lại với mối đe dọa.Lãnh đạo ngành tình báo Mỹ James Clapper cho rằng việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là một việc “chắc chắn thất bại”.

Và như vậy, cái khó đối với chủ nhân tương lai của Nhà Trắng là hiện thời đang có quá nhiều phương án giải quyết vấn đề Triều Tiên được đề nghị, nhưng chưa thấy được một giải pháp thỏa đáng nào.

Theo Dân Việt

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.