Tình cảnh 'một nước hai vua' của Mỹ

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tham gia vào nhiều sự kiện quốc tế trước khi nhậm chức khiến nước Mỹ đang trong tình cảnh 'một quốc gia hai tổng thống'.

tinh-canh-mot-nuoc-hai-vua-cua-my

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Mỹ Obama tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, gần đây, tỏ ra lấn lướt Tổng thống đương nhiệm Obama trong việc xử lý một số vấn đề quốc tế khiến hiện trạng chính trị nước Mỹ trở nên rắc rối và khó hiểu nhất trong lịch sử, theo Atlantic.

Bình luận viên Uri Friedman nhận định quãng thời gian chuyển giao quyền lực giữa các đời tổng thống luôn là thời kỳ phức tạp đối với nước Mỹ và thế giới, nhưng chưa từng có tổng thống đắc cử nào trực tiếp can dự vào những vấn đề đối ngoại như ông Donald Trump.

Sau khi thắng cử năm 1992, tổng thống đắc cử Bill Clinton tuyên bố tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm, đồng thời khẳng định dù vào bất cứ thời điểm nào, nước Mỹ chỉ có một tổng thống duy nhất.

Sau khi vượt qua ứng viên đảng Dân chủ Al Gore trong kỳ bầu cử năm 2000, tổng thống George W. Bush cũng từ chối bình luận về các hồ sơ nóng như Triều Tiên và Israel cho đến khi ông nhậm chức vào đầu năm 2001.

"Chúng ta chỉ có một tổng thống và tổng thống nước Mỹ hiện nay là Clinton. Nước Mỹ cần phải thể hiện một tiếng nói thống nhất", ông Bush nói trong một cuộc họp báo.

Đến năm 2008, đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống Obama tiếp tục khẳng định rằng ông đang tôn trọng nguyên tắc "một tổng thống' của nước Mỹ, khi im lặng trước một vấn đề nóng tại thời điểm đó là cuộc chiến tại dải Gaza.

"Nguyên tắc mang tính 'hiến pháp' này rất quan trọng trong việc triển khai các chính sách đối ngoại của Mỹ", thư khí báo chí của ông Obama từng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, tình tình cuối năm 2016 hoàn toàn trái ngược, khi nước Mỹ đang có hai tiếng nói mâu thuẫn nhau về những vấn đề quốc tế.

Trong khi ông Obama thề sẽ trả đũa việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, ông Trump lại bày tỏ thái độ hoài nghi về cáo buộc này và cảm ơn ông Putin vì tấm thiệp mừng Giáng sinh rất đẹp.

Khi Lầu Năm Góc yêu cầu Trung Quốc trả lại tàu lặn không người lái bị thu giữ ở Biển Đông, ông Trump lại đột ngột chuyển giọng tuyên bố "Trung Quốc cứ giữ lấy tàu lặn".

Ông Obama nỗ lực dỡ bỏ hệ thống đăng ký, vốn dùng để theo dõi du khách đến từ những quốc gia Hồi giáo, ông Trump nhiều khả năng lại phục hồi hệ thống này.

Diễn biến đáng chú ý nhất là giới chức Israel mới đây đã liên lạc trực tiếp với ông Trump, nhờ ông can thiệp vào việc Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc dự kiến bỏ phiếu thông qua nghị quyết chỉ trích Israel xây dựng những khu định cư ở Bờ Tây và đông Jerusalem do Ai Cập đệ trình, sau khi nhận thấy chính quyền ông Obama nhiều khả năng sẽ bỏ phiếu trắng thay vì phản đối như trước.

Ông Trump sau đó gọi điện cho Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi vận động nước này yêu cầu HĐBA hoãn phiên họp thông qua nghị quyết, Cairo đồng ý.

Ngày hôm sau, khi bản dự thảo nghị quyết được 4 nước Malaysia, New Zealand, Senegal, Venezuela đệ trình và thông qua, ông Trump đã viết trên Twitter: "Liên quan đến Liên Hợp Quốc, mọi chuyện sẽ khác sau ngày 20/1".

Những mâu thuẫn này đã tạo ra tình cảnh lộn xộn trong những tuần qua khiến một nghị sĩ đảng Dân chủ phải đệ trình dự luật sửa đổi điều khoản trong Luật Logan năm 1799, yêu cầu tổng thống đắc cử không được tham gia thực thi các quyết định đối ngoại có ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, vị thế toàn cầu của Mỹ.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.