Cuộc khủng hoảng đầu tiên của Tổng thống Trump

(Baonghean) - Xuất phát từ mục tiêu “làm cho nước Mỹ an toàn hơn” nhưng sắc lệnh về nhập cư của tân Tổng thống Donald Trump đang gây ra sự phản đối gay gắt trong dân chúng Mỹ. Vì sao lại như vậy và cuộc khủng hoảng đầu tiên của tân chủ nhân Nhà Trắng này nói lên điều gì về tương lai xứ cờ hoa?

Sự chống đối ông Trump

1 tuần sau ngày nhậm chức, tân Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp cấm công dân của 7 quốc gia với phần lớn dân số là người Hồi giáo gồm Syria, Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan và Yemen nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày, đồng thời tạm dừng toàn bộ chương trình tiếp nhận người tị nạn trong vòng 4 tháng.

Cần phải nhắc lại rằng, sắc lệnh hành pháp là văn bản do Tổng thống Mỹ ký thông qua, ban hành cho chính quyền liên bang mà không cần sự phê chuẩn của Quốc hội. Ngay lập tức, sắc lệnh hành pháp về nhập cư của ông Trump đã gây sự phẫn nộ không chỉ tại Mỹ mà ở nhiều nơi trên thế giới. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp cấm nhập cư. 	Ảnh CNN
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp cấm nhập cư. Ảnh: CNN

Đối mặt với làn sóng biểu tình rầm rộ và lan rộng khắp nước Mỹ phản đối chính sách được cho là “phân biệt đối xử” này, chính quyền của ông Trump “bào chữa” rằng “đây không phải vấn đề tôn giáo mà là về khủng bố và bảo vệ an toàn cho đất nước”.

Giới quan sát cho rằng, bản chất của sắc lệnh này cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ muốn đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng hơn những người tị nạn đặt chân đến đất Mỹ và duy trì mức trung bình như 15 năm trước, nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố xâm nhập nước Mỹ. Nhưng quan điểm của chính quyền Mỹ không làm nguôi bớt sự giận dữ và chỉ trích của một bộ phận không nhỏ người dân.

Điều đáng nói là vì sao một sắc lệnh với mục tiêu “bảo vệ nước Mỹ và người dân Mỹ” lại bị chính người Mỹ lên án một cách gay gắt. Nhiều người dân và chính giới Mỹ cho rằng, chính sách của ông Trump đã đi ngược lại những giá trị cốt lõi của Mỹ là không phân biệt đối xử, công bằng và mở rộng vòng tay với du khách và người nhập cư nước ngoài.

Chưa đầy 1/3 số người được hỏi tin rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân của 7 nước Hồi giáo vào Mỹ do Tổng thống Trump ban hành khiến họ cảm thấy “an toàn hơn”. Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates cũng công khai phản đối quyết định của Nhà Trắng.

Trong lịch sử Mỹ, có rất ít trường hợp người đứng đầu Bộ Tư pháp đi ngược lại với Nhà Trắng như vậy. Về pháp lý, hiện đã có 3 bang và 1 thành phố tham gia cuộc chiến pháp lý chống lại sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump. Khoảng 900 nhân viên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã cùng ký vào bức thư nội bộ nêu quan điểm bất đồng với chính sách kiểm soát nhập cảnh mới của tân Tổng thống.

Nhìn một cách khách quan thì sự phản đối của người dân Mỹ cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 vẫn đang gây ra những tranh cãi trong lòng nước Mỹ. Nhiều người vẫn chưa thể chấp nhận một doanh nhân lên làm Tổng thống.

Chính vì thế, những chính sách, sắc lệnh của ông Trump không dễ gì nhận được sự đồng tình của họ, cho dù đó có là những chính sách vì mục tiêu “đảm bảo quyền lợi” cho người Mỹ. Ngoài ra, sắc lệnh cứng rắn về nhập cư của ông Trump rõ ràng đã “đánh” vào tâm lý vốn rất dễ bị tổn thương của những người Mỹ nhập cư, nhất là người Hồi giáo. Kể từ sau vụ tấn công khủng bố năm 2001, nước Mỹ đã bị phân cực sâu sắc về tôn giáo. Vấn đề người Hồi giáo nhập cư luôn là chủ đề “nhạy cảm” của nước Mỹ. 

Khoét sâu thêm chia rẽ

Hiện vẫn chưa rõ, sắc lệnh hạn chế nhập cảnh của Tổng thống Trump mang lại những lợi ích gì cho nước Mỹ, song trước mắt nó đã gây nhiều xáo trộn trong lòng nước Mỹ cũng như quan hệ giữa Washington và các quốc gia khác.

Từ Canada đến Anh, không kể đến các nước trong khối Arập - Hồi Giáo, càng lúc càng có thêm những tiếng nói và hành động cụ thể phản đối sắc lệnh của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm công dân từ 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo.

Nổi bật nhất là bản kiến nghị đòi chính quyền Anh hủy bỏ chuyến công du cấp Nhà nước của Thủ tướng Theresa May đến Mỹ. Iraq cũng mới thông qua Nghị quyết kêu gọi Chính phủ nước này ban hành một lệnh cấm nhập cảnh đối với công nhân Mỹ.

Trong khi đó, Pháp và Đức -2 đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố cũng lên tiếng chỉ trích quyết định của họ. Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố không đồng nghĩa với việc đặt những nhóm người chung một tôn giáo dưới sự hoài nghi. 

Hàng nghìn người Mỹ biểu tình phản đối sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Donald Trump. 	Ảnh AP
Hàng nghìn người Mỹ biểu tình phản đối sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AP

Rất có thể, lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ làm trầm trọng thêm những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Đông. Thậm chí, nhà phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ về vấn đề Hồi giáo và Trung Đông Wardah Khalid nói rằng, sẽ có một cuộc chiến tranh ngoại giao do lệnh cấm nhập cư.

Giới quan sát cho rằng, ở một khía cạnh nào đó, sắc lệnh của chính quyền Mỹ đang gây ra nỗi lo ngại thực sự khi nó có thể làm tổn hại đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan. Bởi, sắc lệnh mới rõ ràng sẽ làm hằn sâu tư tưởng chống đối của những kẻ cực đoan. Động thái này sẽ châm ngòi cho các hành vi bạo lực và chủ nghĩa khủng bố, có thể sẽ xuất phát ngay trong lòng nước Mỹ.

Trong mấy năm gần đây, những vụ tấn công do các đối tượng cực đoan ở Mỹ gây ra không phải hiếm. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ sự chênh lệch và phân biệt giữa các tôn giáo và màu da. Chính vì thế, “chia rẽ” vẫn sẽ là tình trạng chủ đạo ở nước Mỹ trong thời gian đầu cầm quyền của ông Trump.

Mức độ của sự chia rẽ này có lẽ không thể giảm bớt nếu những sắc lệnh như vừa qua được ban bố. Chắc chắn với ông Trump và chính quyền Mỹ, cuộc khủng hoảng đầu tiên này sẽ là “bài kiểm tra” cho những quyết sách trong tương lai của vị Tổng thống xuất thân từ một doanh nhân.

Thanh Huyền

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.