Trump công du nước ngoài lần đầu, vua Saudi Arabia chống gậy ra đón

(Baonghean.vn) - Trước những tranh cãi trong nước, ngày 20/5 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khởi động chuyến công du nước ngoài dài 9 ngày, tìm cách chuyển dời sự chú ý khỏi cơn bão chính trị sau khi ông sa thải cựu Giám đốc FBI James Comey hồi tuần trước.

Trump và phu nhân bước xuống chuyên cơ tại thủ đô Riyadh hôm 20/5. Ảnh: Reuters.
Trump và phu nhân bước xuống chuyên cơ tại thủ đô Riyadh hôm 20/5. Ảnh: Reuters.

Đối diện với nhiều cuộc gặp ngoại giao đòi hỏi sự khéo léo sắp tới, trong đó có 3 cuộc gặp thượng đỉnh, ông Trump đang gặp thách thức đòi hỏi thúc đẩy chương trình nghị sự “Nước Mỹ là trên hết” mà không để mất đi các đồng minh chủ chốt trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình.

Bước xuống từ chuyên cơ Air Force One (Không lực Một) cùng phu nhân Melania, Trump và đoàn tùy tùng được Nhà vua Salman của Saudi Arabia chào đón bằng nghi thức thảm đỏ.

Nhà Trắng xem chuyến công du này là cơ hội để tới thăm những địa danh gắn với 3 tôn giáo chính của thế giới, đồng thời là dịp để Trump gặp gỡ các nhà lãnh đạo Saudi Arabia, Israel và châu Âu.

Tuy nhiên, cơn náo động tại Washington đã đe dọa phủ bóng đen lên chuyến đi. Việc Trump sa thải Comey và Bộ Tư pháp Mỹ chỉ định công tố viên đặc biệt điều tra mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông với Nga hồi năm ngoái xuất hiện tràn lan trên các mặt báo theo chiều hướng không mấy tích cực.

Tờ New York Times đưa tin Trump đã gọi Comey là “gã đần” trong một cuộc họp riêng hồi tuần trước tại Phòng Bầu dục với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Sergei Kislyak.

Nhà Trắng không phủ nhận thông tin trên, nhưng tuyên bố rằng “sự thật là an ninh quốc gia của chúng ta đã bị phá hoại bởi việc rò rỉ các cuộc đối thoại riêng tư và mật”.

Lãnh đạo tối cao của Saudi Arabia chống gậy ra đón ông Trump đến Riyadh. Ảnh: Reuters
Lãnh đạo tối cao của Saudi Arabia chống gậy ra đón ông Trump đến Riyadh. Ảnh: Reuters

Trump và Vua Salman tỏ ra thoải mái khi gặp nhau, trò chuyện thông qua người thông dịch. Nhà vua chống gậy ra chào đón Trump trên đường băng, trong khi dàn nhạc quân đội tấu nhạc, tiếng đại bác vang trời và 7 máy bay của Saudi Arabia trình diễn theo hình chữ V, để lại những vệt khói màu đỏ, trắng và xanh trên nền trời.

2 nhà lãnh đạo ngồi cạnh nhau tại khu VIP của phòng chờ sân bay và cùng thưởng thức cà phê Arabica. “Ngài có dành nhiều thời gian tới New York không?”, người ta nghe thấy ông Trump hỏi Nhà vua.

Trên đường về khách sạn Ritz - nơi ông Trump ở trong chuyến thăm, Vua Salman đi cùng Tổng thống Mỹ trên chiếc limousine được chống đạn cẩn thận với biệt danh “Quái vật”.

Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud chào đón Tổng thống Mỹ tới thăm Saudi Arabia. Ảnh: Reuters.
Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud chào đón Tổng thống Mỹ tới thăm Saudi Arabia. Ảnh: Reuters.

Thỏa thuận vũ khí

Sau tiệc mời của hoàng gia, Trump và Nhà vua theo kế hoạch sẽ có các cuộc trao đổi riêng và tham gia một buổi lễ ký kết nhiều hiệp định Mỹ-Saudi Arabia, bao gồm thỏa thuận Saudi Arabia mua vũ khí của Mỹ trị giá 100 tỷ USD.

Ông lớn dầu lửa của Saudi Arabia là Aramco dự kiến sẽ ký các thỏa thuận lên đến 50 tỷ USD với các công ty của Mỹ hôm 20/5, một phần trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa nền kinh tế của vương quốc bên cạnh hoạt động xuất khẩu dầu lửa, Amin Nasser - Giám đốc điều hành Aramco cho biết.

Ngày 21/5, Trump sẽ có bài phát biểu tại Riyadh nhằm tập hợp lực lượng tín đồ Hồi giáo trong cuộc chiến chống lại các tay súng Hồi giáo cực đoan. Ông cũng sẽ tham dự một cuộc gặp cấp cao với các nhà lãnh đạo Vùng Vịnh trong khuôn khổ Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh gồm 6 quốc gia.

Không lâu sau khi nhậm chức, Trump đã tìm cách ngăn người từ một số quốc gia có đông dân số theo đạo Hồi đặt chân vào Mỹ, tuy nhiên lệnh cấm đi lại này đã bị tòa án liên bang chặn lại.

Chuyến đi của vị tổng thống 70 tuổi tới Saudi Arabia, Israel, Italy và Bỉ sẽ là quãng thời gian dài nhất Trump không ở Nhà Trắng kể từ khi nhậm chức vào 4 tháng trước.

Thu Giang

(Theo CNN)

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.