Tổng thống Putin: 'Tại sao đến giờ NATO vẫn tồn tại?'

(Baonghean) - Ông Putin cho rằng, sẽ không còn ai sống sót nếu chiến tranh Nga - Mỹ xảy ra, và băn khoăn không hiểu tại sao đến giờ NATO vẫn còn tồn tại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có buổi nói chuyện với đạo diễn người Mỹ Oliver Stone (tác giả bộ phim tài liệu “Phỏng vấn Putin” (The Putin Interviews) về mối quan hệ song phương Nga - Mỹ và vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với thế giới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Ria Novosti
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Ria Novosti

Tổng thống Putin và đạo diễn Stone đã đưa ra một giả định “nóng” - nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Nga - Mỹ thì hậu quả sẽ như thế nào? Tổng thống Putin không ngần ngại trả lời “Khi đó, chắc chắn không còn một ai có thể sống sót”.

Kể từ khi Tống thống Donald Trump nhậm chức, giữa hai nhà lãnh đạo chưa có cuộc gặp gỡ chính thức nào, mới chỉ dừng lại tại 3 cuộc điện đàm và cuộc gặp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G20 diễn ra tại Hamburg, Đức vừa qua.

Trước đó, Tổng thống Putin cho rằng, quan hệ Nga - Mỹ hiện nay đang ở trong trạng thái “tồi tệ nhất” kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Nền tảng của sự hợp tác song phương được hình thành từ những thập kỷ trước cũng đã bị “phá hủy”.

Trả lời câu hỏi của đạo diễn Stone về sự ảnh hưởng và vai trò của Tổng thống Trump đến sự phát triển mối quan hệ ngoại giao của hai nước, ông Putin khẳng định rằng, “luôn luôn tồn tại hy vọng”, và cá nhân ông mong muốn sẽ sớm “hâm nóng” quan hệ Nga - Mỹ.

Câu trả lời này được đánh giá “ăn khớp” với việc ngày 6/6 vừa qua, ông chủ Nhà Trắng vừa yêu câu Ngoại trưởng Rex Tillerson nỗ lực cải thiện mối quan hệ với Nga. “Tổng thống đã thể hiện quan điểm rõ ràng với tôi: Đừng để những xáo động chính trị đang xảy ra ngăn cản thực hiện những công việc cần làm đối với mối quan hệ này” - ông Tillerson cho biết.

NATO tăng cường tập trận ở vùng Baltic, giáp Nga. Ảnh: Business Insider
NATO tăng cường tập trận ở vùng Baltic, giáp Nga. Ảnh: Business Insider

Cũng tại buổi nói chuyện, Tổng thống Putin nói lên quan điểm về vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông cho rằng, NATO lúc nào cũng tìm kiếm một kẻ thù bên ngoài để biện minh cho sự tồn tại.

“Không còn tồn tại khối Đông Âu, cũng không còn Liên bang Xô viết. Vậy tại sao đến nay vẫn còn tồn tại NATO? Tôi cho rằng, để biện minh cho sự tồn tại của mình, NATO thường xuyên tìm kiếm kẻ thù hoặc một sự khiêu khích nào đó để ngay lập tức gọi đó là đối thủ” - Tổng thống Putin nói.

Trước đó, tờ Politico của Mỹ có đưa ra trích đoạn của bộ phim “Phỏng vấn Putin”, trong đó, nhà lãnh đạo Nga gọi NATO chính là công cụ của chính sách đối ngoại của Mỹ. Do đó, NATO khó có thể “chống chọi” lại áp lực từ một quốc gia lãnh đạo NATO như Mỹ.

Bộ phim tài liệu “Phỏng vấn Putin” sẽ được phát sóng tại Mỹ từ 12-15/6 trên kênh truyền hình cáp Showtime - một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất của Mỹ.

Mỹ Nga

(Theo Ria Novosti)

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.