10 hoạt động nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tuần qua

(Baonghean.vn) - Ban hành một số Nghị định quy định chi tiết thi hành các Luật có hiệu lực từ 1/7/2016; đến năm 2025, 100% mua sắm thường xuyên thực hiện trên mạng; kiểm tra việc chôn rác thải của Formosa;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11-15/7/2016.

1- Ban hành một số Nghị định quy định chi tiết thi hành các Luật có hiệu lực từ 1/7/2016

Trong tuần, Chính phủ tiếp tục ban hành các Nghị định quy định chi tiết thi hành các Luật gồm: Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định 73/2016/NĐ-CP  quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.

 

Bên cạnh đó là Nghị định 81/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông; Nghị định 86/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán; Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam; Nghị định 83/2016/NĐ-CP quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng; Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện;Nghị định 89/2016/NĐ-CP  quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế; Nghị định 90/2016/NĐ-CP quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

2- Đến năm 2025, 100% mua sắm thường xuyên thực hiện trên mạng

Theo Kế hoạch, từ nay đến năm 2018 sẽ nâng cấp, quản lý và vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hiện tại hoạt động an toàn, ổn định và thông suốt đáp ứng yêu cầu sử dụng; nâng cấp, hoàn thiện bộ phận hỗ trợ người sử dụng hệ thống, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ; triển khai thu chi phí lựa chọn nhà thầu qua mạng và bảo lãnh dự thầu qua mạng thông qua ngân hàng, cổng thanh toán trực tuyến, kết hợp sử dụng hóa đơn điện tử; triển khai bảo lãnh dự thầu qua mạng; triển khai các dịch vụ cung cấp thông tin đấu thầu thông qua thiết bị di động, thư điện tử.

 

Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng và triển khai sáng kiến hợp đồng công khai (Open Contracting); Hệ thống theo dõi, đánh giá công tác đấu thầu và Hệ thống cơ sở dữ liệu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu; nghiên cứu xây dựng hệ thống danh mục hàng hóa điện tử (e-Catalog) áp dụng cho mua sắm thường xuyên qua mạng và mua sắm tập trung qua mạng; lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) thực hiện xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tổng thể...

Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ điều chỉnh tăng tỷ lệ áp dụng đấu thầu qua mạng cho từng năm đáp ứng mục tiêu đến năm 2025 đạt 100% các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; tối thiểu 70% số lượng gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; 100% hoạt động mua sắm thường xuyên được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, áp dụng mua sắm tập trung trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

3- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

Chương trình đặt ra các chỉ tiêu đến năm 2020, 90% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn của những trẻ tham gia uống sữa được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng; 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa theo Chương trình “Sữa học đường”; chiều cao của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 – 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010…

Để đạt được các chỉ tiêu trên, một trong các giải pháp thực hiện của chương trình là ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình “Sữa học đường đến năm 2020”; quy định về nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối và sử dụng; quy định về định mức sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình “Sữa học đường”.

 

Bên cạnh đó, ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chương trình để đảm bảo nguồn lực, sự bền vững của Chương trình “Sữa học đường”, đặc biệt tại các huyện nghèo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình “Sữa học đường” theo quy định hiện hành. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp để thực hiện Chương trình “Sữa học đường”.
Giải pháp tiếp theo là truyền thông vận động và thông tin giáo dục truyền thông. Theo đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp chính quyền về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của Chương trình “Sữa học đường” nhằm tăng cường nguồn lực thực hiện.
Cùng với các giải pháp trên là giải pháp kỹ thuật. Cụ thể, đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia Chương trình “Sữa học đường” trong quá trình uống sữa, kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình cho trẻ em uống sữa; theo dõi, giám sát việc triển khai và đánh giá hiệu quả của Chương trình “Sữa học đường”.

4- Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Theo đó, phấn đấu hằng năm có từ 4 - 5 tài năng thuộc mỗi lĩnh vực, ngành đào tạo được cử tham dự và đoạt giải thưởng các cuộc thi, hội diễn, triển lãm nghệ thuật trong nước và quốc tế hoặc được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao, được công chúng đón nhận.

Phấn đấu đến năm 2025, tuyển sinh và đào tạo được khoảng 1.800 sinh viên đại học; trên 200 sinh viên cao đẳng và khoảng 1.500 học sinh trung cấp theo học các lớp tài năng thuộc các lĩnh vực, ngành đào tạo của Đề án.

 

Về hình thức đào tạo, đào tạo tập trung ở trong nước, trong đó có thời gian thực tập ngắn hạn ở nước ngoài và tham gia các cuộc thi, hội diễn, triển lãm, trại sáng tác theo ngành, chuyên ngành đào tạo ở trong nước và nước ngoài; liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, đơn vị nghệ thuật có uy tín của nước ngoài.

Việc đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật được tổ chức thực hiện tại các cơ sở đào tạo trong nước, có uy tín trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; hằng năm, có sự rà soát, đánh giá các cơ sở đào tạo tài năng để điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm, nâng cao chất lượng đào tạo.

Bắt đầu từ năm 2017, tuyển sinh trình độ đại học khoảng 185 chỉ tiêu ở các lĩnh vực: Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh và ngành Sáng tác văn học; trình độ cao đẳng khoảng 20 chỉ tiêu ở lĩnh vực Múa; trình độ trung cấp khoảng 150 chỉ tiêu ở các lĩnh vực Âm nhạc, Múa, Xiếc.

Căn cứ tình hình cụ thể về chất lượng nguồn tuyển sinh hằng năm, tiêu chuẩn và năng lực của cơ sở đào tạo, có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm từ 10% - 15%, bảo đảm tổng chỉ tiêu đào tạo không vượt quá số lượng quy định của Đề án.

5- Tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo, phát triển các tài năng trẻ

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án là xây dựng môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo, phát triển các tài năng trẻ. Cụ thể, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên tài năng về học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức nghề nghiệp và  văn hoá ứng xử, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn.

 

Bên cạnh đó, tăng cường dạy và học ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên tài năng phù hợp với yêu cầu của từng ngành, lĩnh vực đào tạo; tạo môi trường thuận lợi để các tài năng trẻ có cơ hội giao lưu học hỏi, nâng cao khả năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn; tăng cường các hoạt động, cơ hội giao lưu giữa học sinh, sinh viên theo học các lớp tài năng với các nghệ sĩ, chuyên gia nước ngoài thông qua các hoạt động như tọa đàm, hội thảo chuyên ngành, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức triển lãm, trại sáng tác.

Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm khách quan, công bằng để học sinh, sinh viên các lớp tài năng được phát huy khả năng sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học; khuyến khích việc tổ chức hội nghị khoa học,  giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập với học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế phù hợp với lĩnh vực, ngành đào tạo.

6- Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Chiến lược, Chương trình Hành động của Đảng, Chính phủ về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

Tập trung đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật nghiêm trọng, phức tạp xảy ra ở các lĩnh vực: Đầu tư công, giao thông, đất đai, xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, thuế, tài chính, ngân hàng, thương mại, các loại tội phạm tham nhũng, buôn lậu, ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có tổ chức, giết người, cướp tài sản, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xâm hại trẻ em, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm mà người phạm tội là lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn và tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.

 

Tăng cường áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của các đối tượng phạm tội kinh tế, chức vụ, tham nhũng ngay từ giai đoạn điều tra nhằm chống tẩu tán tài sản, bảo đảm việc thu hồi; xem xét việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp tích cực khắc phục hậu quả thiệt hại trong vụ án; nâng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt đạt tỷ lệ trên 60%.

Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm kinh tế, tham nhũng, thu hồi tiền và tài sản bị chiếm đoạt, bảo đảm 100% các vụ việc ngay khi thanh tra có dấu hiệu tội phạm đều được chuyển đến cơ quan điều tra xem xét việc khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra phải kịp thời thông báo cho cơ quan thanh tra kết quả giải quyết vụ, việc.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; các tố giác và tin báo về tội phạm của công dân, cơ quan, tổ chức được tiếp nhận và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật; các vụ, việc có dấu hiệu tội phạm đều được khởi tố, điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường các biện pháp ngăn ngừa oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, chống bức cung, dùng nhục hình.

Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn công tác thi hành án phạt tù, thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mang vật cấm vào cơ sở giam giữ.

Tập trung giải quyết tình trạng nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án. Xây dựng các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết khác để thi hành nghiêm túc các luật đã được thông qua.

7- Chấn chỉnh hoạt động liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp

Để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại trong các hoạt động có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất độc hại nguy hiểm gây ra, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu tại văn bản số 1429/TTg-NC ngày 19/8/2015 về bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trong đó tập trung vào công tác quản lý sản xuất, vận chuyển, sử dụng và điều kiện an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ đối với các đơn vị liên quan.

 

Đồng thời nếu phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những trường hợp vi phạm; tổng hợp, đề xuất biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2016.

Theo đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát công tác quản lý hoạt động, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn để đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn.

8- Kiểm tra việc chôn rác thải của Formosa

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) khẩn trương phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra việc chôn lấp rác thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Hiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty Formosa Hà Tĩnh) trên địa bàn tỉnh này.

 

Trước đó, một số báo nêu việc chôn lấp rác thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh tại trang trại của Giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra thông tin nêu trên. Trường hợp đúng sự thật phải có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định pháp luật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả.

9- Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị hạn hán

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu để lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu tư vấn chuẩn bị Dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán" vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á, giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

 

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu thầu và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đảm bảo Dự án được đàm phán, triển khai thực hiện đúng tiến độ; vốn cho gói thầu được bố trí theo tiến độ thực hiện; nhà thầu thực hiện gói thầu đáp ứng được năng lực, kinh nghiệm, chất lượng, tiến độ phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của Ngân hàng Phát triển châu Á. Chịu trách nhiệm chuẩn bị, triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả kinh tế, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Về nguồn vốn đối ứng để thực hiện các gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung danh mục chuẩn bị dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán” trong kế hoạch năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động bố trí vốn trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển được duyệt năm 2016 của Bộ để thực hiện.

10- Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Nghị định bổ sung điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP  ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

 

Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Danh mục do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành phải đáp ứng các điều kiện:

1- Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại một tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định  dưới đây.

2- Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:

- Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m². Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.

- Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.

- Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới, trên cơ sở thống nhất với Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Công Thương, quy định để xây dựng kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh.

- Kho, bãi mà doanh nghiệp đã kê khai để xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không được cho doanh nghiệp khác thuê toàn bộ hoặc một phần để sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Thái Bình (Tổng hợp)

tin mới

Những hình ảnh ấn tượng tại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Những hình ảnh ấn tượng tại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" được tổ chức trọng thể tại tỉnh Điện Biên trong sáng 7/5. Nhiều hình ảnh ấn tượng, thể hiện sức mạnh đoàn kết của các lực lượng và cán bộ, Nhân dân ta.

Cử tri huyện Yên Thành phản ánh thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, gây khó khăn cho người dân

Cử tri huyện Yên Thành phản ánh thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, gây khó khăn cho người dân

(Baonghean.vn) - Một trong những vấn đề được cử tri huyện Yên Thành quan tâm phản ánh liên quan đến thủ tục hành chính cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người dân; trong đó có trường hợp đi lại 31 lần chưa xong.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tiếp xúc cử tri chuyên đề đối với cán bộ, hội viên phụ nữ

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tiếp xúc cử tri chuyên đề đối với cán bộ, hội viên phụ nữ

(Baonghean.vn) - Có 19 cử tri nêu ý kiến đề xuất, kiến nghị đến Quốc hội và các cấp, các ngành về 34 vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em, mua bán người; công tác cán bộ nữ, hỗ trợ phụ nữ đào tạo nghề, giải quyết việc làm...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/5

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh dự phiên sinh hoạt thường kỳ tháng 5/2024 của Chi bộ phòng Chính trị, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh; Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Các trường ở Nghệ An đồng loạt tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10… là những thông tin nổi bật ngày 6/5.

Lắng đọng Cầu truyền hình đặc biệt 'Dưới lá cờ Quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lắng đọng Cầu truyền hình đặc biệt 'Dưới lá cờ Quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tối 5/5, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình đặc biệt “Dưới lá cờ Quyết thắng” tại 5 điểm cầu: Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/5

(Baonghean.vn) - Các địa phương triển khai lấy ý kiến về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; Giá vàng miếng lập kỷ lục; Hơn 100 ha lúa bị đổ rạp… là những thông tin nổi bật ngày 5/5.

Gần 56 nghìn cử tri huyện Thanh Chương tham gia lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

Gần 56 nghìn cử tri huyện Thanh Chương tham gia lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

(Baonghean.vn) - Huyện Thanh Chương tổ chức 84 khu vực bỏ phiếu tại 16 xã, thị trấn thực hiện sáp nhập, với tổng gần 56.000 cử tri được chốt danh sách cử tri lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn huyện.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/5

(Baonghean.vn)- Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4; 100% cử tri tham gia bỏ phiếu về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 tại huyện Nam Đàn; Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An… Đây là một số nội dung đăng trên baonghean.vn ngày 4/5.

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) -Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 2/5/2024 thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 3/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 3/5

(Baonghean.vn) - Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VneID; Công bố tuyển sinh nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 Kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025; Tìm kiếm 2 thuyền viên mất tích trên biển do chìm tàu; Đàn lợn hàng chục con bị điện giật chết trong đêm…

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

(Baonghean.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu, từ ngày 1/7/2024 việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến phải chạy trên tài khoản VNeID nên các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, tăng cường công tác tuyên truyền để làm sao người dân hiểu rõ lợi ích để thực hiện.

Ông Trần Thanh Mẫn sẽ điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn sẽ điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thông tin nổi bật tại Nghệ An ngày 2/5

Thông tin nổi bật tại Nghệ An ngày 2/5

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ; Lưu ý đối với thí sinh khi đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương... là những nội dung chính trong ngày.

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách dân tộc ở Nghệ An

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách dân tộc ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nhiều năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tham mưu, cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc vào thực tiễn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các dân tộc thiểu số.