Thanh Chương – mảnh đất của những anh hùng

(Baonghean.vn) - Thiên nhiên không hào phóng ban tặng cho Thanh Chương những tài nguyên sẵn có nhưng từ trong đói khổ, mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều danh tướng.

Phát huy truyền thống Xô viết Hạnh Lâm - Võ Liệt, qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thanh Chương là hậu cứ quan trọng, đồng thời cũng là chiến trường ác liệt chống lại các cuộc chiến tranh phá hoại. Cùng những đóng góp đặc biệt xuất sắc ở hậu phương, đã có trên 50.000 lượt người con Thanh Chương lên đường cầm súng chiến đấu trên các chiến trường. Phát huy truyền thống quê hương, họ đã hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc. Trong đó có 11 người được phong tặng và truy tặng danh hiệu nhà nước cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.

Cảnh sắc Thanh Chương. Ảnh: internet.
Cảnh sắc Thanh Chương. Ảnh: internet.

Nhiều người trong số họ khi nhắc đến làm quân thù khiếp sợ như Trung tướng Nguyễn Đệ (biệt danh là Ba Trung) – vị tướng nổi danh một vùng miền Tây Nam bộ. Câu chuyện về Trung tướng Nguyễn Đệ - người con của mảnh đất Võ Liệt anh hùng đã trở thành truyền ngôn được người dân “quê nhút” nhắc nhớ mãi.

Sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương (Nghệ An), chưa đầy 4 tuổi, cậu bé Đệ đã phải gánh chịu phận mồ côi cha, rồi 3 năm sau mẹ cậu đi bước nữa và theo bố dượng vào mưu sinh ở đất Nam Kỳ. Mới lên 7 tuổi, Nguyễn Đệ đã trở thành người ở đợ cho một gia đình hào phú trong làng.

Đi ở được 4 năm, khi cậu đã thấm thía hết mọi đắng cay, tủi nhục thì người mẹ từ miền Nam trở về trả cho chủ nhà 30 đồng bạc Đông Dương để chuộc con trai. Sau đó, người mẹ đưa cậu con trai vượt hàng ngàn cây số vào tận sở cao su Bình Ba, thuộc Xuân Lộc (nay là huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). Tại đây, cậu bé hơn 10 tuổi chính thức trở thành một phu đồn điền, sống cuộc đời cơ cực, cay đắng dưới đòn roi của bọn cai đồn. 

Trung tướng Nguyễn Đệ (giữa) và Bộ Tư lệnh Tiền phương quân khu IX lên kế hoạch mở màn chiến dịch Đông - Xuân 1974 - 1975 ở mặt trận Vĩnh - Trà.  Ảnh: Tư liệu
Trung tướng Nguyễn Đệ (giữa) và Bộ Tư lệnh Tiền phương quân khu IX lên kế hoạch mở màn chiến dịch Đông - Xuân 1974 - 1975 ở mặt trận Vĩnh - Trà. Ảnh: Tư liệu

Tháng 4/1945 đã mở ra bước ngoặt cuộc đời của người thanh niên đất Nghệ lưu lạc trên đất Nam Kỳ. Tham gia tổ chức Thanh niên Tiền Phong, Nguyễn Đệ được giao nhiệm vụ rải truyền đơn tuyên truyền, sau đó làm liên lạc cho Mặt trận Việt Minh cấp huyện. Do tích cực, hăng hái hoạt động, lại được tham gia lớp bồi dưỡng chính trị, Nguyễn Đệ được cử  làm thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong xã Phước Thiềng (huyện Long Thành). Từ đó, với ý chí và bản lĩnh cách mạng, Nguyễn Đệ luôn lập công xuất sắc trong các nhiệm vụ, ‘băng’ qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc với tâm thế của ‘người đứng mũi …”.

Chuyện về Trung tướng Nguyễn Đệ còn được người dân Võ Liệt nhớ như in, rằng mải miết trên những dặm trường chiến trận, khi đã nguôi việc trọng nước nhà, Trung tướng mới có thời gian trở về tìm quê cũ. Xa quê từ thuở còn thơ, nhớ về quê nhưng không rõ đích xác ở đâu. Cứ lần tìm, hỏi han mãi mới vỡ òa trong hạnh phúc khi tìm được miền quê Võ Liệt – nơi chôn rau cắt rốn của mình. Cuộc đời và sự nghiệp của Trung tướng Nguyễn Đệ là bản anh hùng ca bất khuất, tiêu biểu cho hàng ngàn người con đất Thanh Chương vươn lên từ đói khổ, nô lệ, tìm đến ánh sáng cách mạng.

Đình Võ Liệt (Thanh Chương). Ảnh: Công Kiên.
Đình Võ Liệt (Thanh Chương). Ảnh: Công Kiên.

Từ miền quê Thanh Chương ra đi, với hành trang là sức mạnh tinh thần và truyền thống quê hương, không ai trong số họ nghĩ rằng mình sẽ trở thành người anh hùng trong cuộc chiến. Thế nhưng, phải chăng, chính sự chịu thương, chịu khó, tính cách can trường, bền bỉ, quyết liệt của người ‘quê nhút’ đã giúp họ trở thành người lính trong tốp đầu của nhiều đơn vị. Như  Anh hùng phi công Nguyễn Ngọc Độ, Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Xuân Cần, Anh hùng Hoàng Đình Kiền, Anh hùng Nguyễn Quang Trung … Có người hiển hách với binh nghiệp nhưng cũng có người rời quân ngũ như những người lính bình thường. Và có nhiều người, rời tay súng lại bình dị nắm chắc tay cày nơi cuối sông đầu bãi.

Những người anh hùng trên quê hương cách mạng nay đa số đều đã già yếu. Có người đã ra đi theo quy luật của nhân sinh, có người người xa quê gắn bó cuộc sống nơi chiến trường xưa, người lại theo con theo cháu sống khắp mọi miền đất nước, chỉ còn duy nhất Anh hùng Nguyễn Quang Trung còn ở lại. Được phong tặng Anh hùng khi mới ngoài 20 tuổi, nay, người hùng chiến trận thuở nào cũng sắp bước vào tuổi cổ lai hy. Trong những câu chuyện của thời bình, vẫn còn đậm sâu lắm những hào hùng, bi tráng của những ngày chinh chiến cách đây non nửa thế kỷ.  Câu chuyện của họ luôn  bình dị nhưng là cội nguồn sức mạnh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ nối tiếp.

Thanh Chương là đất anh hùng. Năm 1996, nhân dân và LLVT huyện Thanh Chương được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Tiếp đó, 11 xã của huyện: Cát Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Ngọc, Thanh Đồng, Ngọc Sơn, Thanh Khai, Thanh Dương, Thanh Tường, Thanh Hưng, Thanh Hà, Thanh Văn được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Trong đó, 3 xã có 2 người con anh hùng là xã Cát Văn (anh hùng LLVTND Trần Kim Cầu, Hoàng Đình Kiền); xã Phong Thịnh (Anh hùng LLVTND Đặng Đình Hồ, Nguyễn Ngọc Độ); Thanh Xuân (Anh hùng LLVTND Bùi Đình Hường, Nguyễn Cảnh Dần). Mạch nguồn truyền thống vẻ vang ấy mãi là hành trang, là niềm tự hào chắp cánh cho những bước đi lên của mảnh đất Thanh Chương hôm nay.

Trần Đình Hà

Đài Thanh Chương

tin mới

Chương trình nghệ thuật đặc biệt gồm có 3 chương Tháng Năm nhớ Bác, Hội làng bên Sông Lam và Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh Đức Anh

Chương trình Nghệ thuật bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 'Từ Làng Sen đến thành phố Hồ Chí Minh'

(Baonghean.vn) - Chương trình được chia làm 3 chương: "Tháng Năm nhớ Bác", "Hội làng bên Sông Lam" và "Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh", kể về tình cảm của Bác Hồ dành cho quê hương, đồng bào miền Nam; tình cảm của người dân quê hương Nghệ An và đồng bào miền Nam dành cho Người.

Du lịch

Niềm vui trên quê chung

(Baonghean.vn) - Về Kim Liên trong ánh nắng chan hòa, ai cũng cảm nhận được sự trong lành của khí trời, cảnh vật và cuộc sống đi lên của quê hương Bác Hồ. Đang giữa mùa gặt, nghe dậy lên mùi rơm rạ từ những cánh đồng và thoang thoảng mùi hương tinh khôi tỏa ra từ những hồ sen đang kỳ nở rộ.

Lửa rèn trên quê hương Bác

Lửa rèn trên quê hương Bác

(Baonghean.vn) - Ở xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn – nơi nghề rèn từng rất phát triển, nay chỉ còn vài nhà còn gắn bó với nghề. Sự gắn bó đó như một sợi dây kết nối những giá trị xưa và nay và ngọn lửa lò rèn cũng giống như tình yêu lao động, bập bùng bao năm.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thi đua lao động, sản xuất

Công nhân Nghệ An vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thi đua lao động, sản xuất

(Baonghean.vn) - Xuất phát từ các phong trào thi đua lao động, sản xuất, Nghệ An ngày càng có nhiều cá nhân, tập thể công nhân lao động là điển hình trong học tập và làm theo Bác. Đối với họ, đó là nhu cầu tự thân, là động lực để vượt khó thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao.

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.