10 việc Trump sẽ làm trên cương vị tổng thống Mỹ

Giới quan sát nhìn nhận việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ là cú sốc đối với không chỉ người dân Mỹ mà cả thế giới, thậm chí còn lớn hơn cả việc Anh tách khỏi EU.

Khẩu hiệu tranh cử "Khôi phục nước Mỹ vĩ đại trở lại" của ông Donald Trump dựa trên nhiều lời hứa chính sách khác nhau, chủ yếu thể hiện tính "hướng nội" của siêu cường như Mỹ trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy nhiên, chính những lời hứa này đã giúp Trump thu được sự ủng hộ của hàng chục triệu cử tri và đưa ông thẳng tiến vào Nhà Trắng.

Một chiến thắng
Một chiến thắng "vô tiền khoáng hậu" của Trump. Ảnh: AFP.

1. Xây dựng một đất nước thống nhất

Thông điệp này được chính Trump tuyên bố trong phát biểu chiến thắng đêm 8/11 (giờ địa phương). "Bây giờ là thời khắc để người Mỹ chữa lành những vết thương do sự chia rẽ. Chúng ta hãy phối hợp cùng nhau. Tôi muốn nói với tất cả đảng viên Cộng hòa, Dân chủ hay độc lập rằng đây là thời điểm cùng đồng lòng và đoàn kết", Trump nói.

Ông cũng dành lời ca ngợi về nỗ lực chiến đấu bền bỉ của bà Hillary Clinton. Tỏ ra "chơi đẹp" với người thua cuộc, ông nói về nữ đối thủ rằng: "Chúng ta nợ Hillary một món nợ lớn về sự biết ơn với những cống hiến của bà cho đất nước. Tôi nói điều này rất chân thành".

Với một ứng viên từng đe dọa thẳng thừng sẽ bỏ tù đối thủ nếu chiến thắng, những phát biểu tỏ ra ôn hòa của Trump cho thấy ông đang cố gắng trở nên xứng đáng với chức vụ quan trọng sắp tới của mình.

2. Bãi bỏ 'Obamacare'

“Tổng thống Trump” có thể sẽ ký hàng loạt sắc lệnh hành pháp để xoá bỏ phần lớn những thành tựu của Tổng thống Barack Obama, mà nổi bật nhất là chương trình chăm sóc y tế chi phí phải chăng "Obamacare".

Trump có thể nhanh chóng phối hợp với quốc hội để bãi bỏ đạo luật này. Đây chắc chắn là điều không thể tránh khỏi vì vấn đề này không chỉ gây khó chịu với Trump mà cả phần lớn đảng Cộng hòa.

Nếu quốc hội cản đường Trump, ông sẽ giở trò tấn công, bêu xấu, bắt nạt một số nghị sĩ chủ chốt một cách công khai; trong khi bí mật thương thảo ở hậu trường. Nếu Trump thông minh thì ông và các đồng minh trong phe Cộng hoà sẽ không thực sự xoá bỏ Obamacare vì nhiều người Mỹ ủng hộ phần lớn các nội dung đạo luật này và hơn hết là họ không có chính sách nào để thay thế.

3. Tấn công tiêu diệt IS triệt để

Ông Trump vẫn tiếp tục dội bom phiến quân IS liên tục. Dù bản chất việc này không khác cách Mỹ đã thực hiện những năm qua, Trump sẽ rêu rao về nó như một chiến lược công kích mới hiệu quả và mạnh mẽ hơn, chỉ trích sự yếu đuối và nhu nhược của chính quyền Obama.

Một điểm nữa để đối phó với IS là ông Trump nói sẽ cử hàng vạn bộ binh đến Trung Đông. Ông chắc chắn sẽ tận hưởng quyền lực của vị tổng tư lệnh quân đội hùng mạnh nhất thế giới.

4. Đàm phán lại các hiệp định thương mại tự do

"Tổng thống Trump" sẽ nhanh chóng tuyên bố đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và những thỏa thuận thương mại quan trọng khác của Mỹ, đình chỉ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Vị tỷ phú có thể đề xuất các thay đổi nhỏ trong những thỏa thuận này và tuyên bố ông đã thay thế chúng bằng những hiệp định "tuyệt vời hơn", cũng như mang lại tăng trưởng cho Mỹ.

Trump là người phản đối hiệp định NAFTA mạnh mẽ. Ảnh: CNN.
Trump là người phản đối hiệp định NAFTA mạnh mẽ. Ảnh: CNN.

5. Đưa việc làm trở lại nước Mỹ

Tuyên bố này đánh trúng tâm lý của những cử tri nòng cốt của Trump: Người da trắng ít học và thất nghiệp. Họ giận dữ cho rằng toàn cầu hóa khiến công việc lao động cơ bản đã được chuyển hết ra nước ngoài.

Trump có thể áp thuế quan cao với hàng nhập khẩu, như từ Trung Quốc và một số nước khác, để chứng tỏ ông nghiêm túc trong việc "đưa công ăn việc làm trở về nước Mỹ". Trung Quốc chắc chắn sẽ trả đũa, điều này có thể dẫn đến một "chiến tranh thương mại" và gây ảnh hưởng xấu đến cả đôi bên.

6. Xây 'vạn lý trường thành' ở biên giới với Mexico

Đây là chính sách trọng điểm nhất của ông Trump trong suốt chiến dịch tranh cử, cũng là nội dung giúp ông thu hút được nhiều cử tri nhất.

Vị tỷ phú sẽ tự hào khoe rằng bức tường giúp hạn chế tội phạm và tạo việc làm. Thay vì phía Mexico phải chịu chi phí xây tường như Trump từng nói, gánh nặng này có thể dồn lên vai người Mỹ. Ông cũng sẽ gia tăng quy mô lực lượng chuyên tìm kiếm và trục xuất người nhập cư trái phép.

7. 1.000 tỷ USD phát triển hạ tầng

Trump dự kiến đề xuất gói ngân sách 1.000 tỷ USD để phát triển hạ tầng. Đây là điều mà quốc hội có thể ủng hộ ông, dù nó làm gia tăng nợ công. Ông cũng sẽ thông qua chính sách giảm thuế mà người hưởng lợi chính là tầng lớp siêu giàu.

Xây tường ở biên giới với Mexico để ngăn nhập cư trái phép là một trong những điều đầu tiên mà Trump sẽ thực hiện khi đắc cử. Ảnh: theconservative.
Xây tường ở biên giới với Mexico để ngăn nhập cư trái phép là một trong những điều đầu tiên mà Trump sẽ thực hiện khi đắc cử. Ảnh: theconservative.

8. Cải thiện quan hệ với Nga

Do không có kinh nghiệm nên "Tổng thống Trump" sẽ rất vất vả khi đối mặt những tình huống địa chính trị và quân sự phức tạp, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là thảm họa. 3 "ứng viên" tiềm ẩn rủi ro chính là Trung Đông, Triều Tiên và Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ có thể cải thiện quan hệ với Nga.

9. Kiểm soát chặt chẽ người Hồi giáo

Để đối phó với nguy cơ tấn công khủng bố, Trump có thể ra lệnh cấm cửa người Hồi giáo vào Mỹ, đồng thời tăng cường giám sát những người Hồi giáo sinh sống tại Mỹ. Nếu những vụ tấn công vẫn xảy ra, Trump sẽ tiếp tục những biện pháp mạnh tay hơn như lập ra chế độ ghi danh hoặc các khu trại tập trung Hồi giáo tại Mỹ.

Nguy hiểm hơn, những phát biểu hùng hồn của Trump về Hồi giáo có thể kích động làn sóng cực đoan và căng thẳng tôn giáo tại Mỹ, dẫn đến nhiều vụ biểu tình bạo lực hơn.

10. Giảm thuế cho tầng lớp siêu giàu

Các đề xuất giảm thuế cho người giàu của Trump sẽ khiến thâm hụt ngân sách gia tăng và nợ công phình to. Thậm chí, nhiệm kỳ đầu tiên của "Tổng thống Trump" sẽ chứng kiến một giai đoạn suy thoái lớn. Thị trường cổ phiếu có thể sụt giảm đến 30%-50% ở đỉnh cao giai đoạn này. Chiến tranh thương mại sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế và thất nghiệp. Sau tất cả, Trump sẽ đổ lỗi cho các đối thủ và tận dụng tình hình là cái cớ để đòi mở rộng quyền lực.

Theo Zing.vn

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".