30% lượng lúa mì nhập về Việt Nam nhiễm cỏ kế đồng

Từ ngày 1/11/2018, các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm cỏ Cirsium Arvense (cỏ kế đồng) sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý là tái xuất.
Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) ra thông báo cho biết. Từ ngày 1/11/2018, các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm cỏ Cirsium Arvense (cỏ kế đồng) sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý là tái xuất. Thông tin này đã khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì nguyên hạt cho rằng "bị gặp khó".  
Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật Lê Sơn Hà khẳng định, việc ngăn chặn nguy cơ cỏ kế đồng thâm nhập vào Việt Nam là cần thiết.
 
Cây cỏ kế đồngcó khả năng gây hại nghiêm trọng cho các cây trồng như ngô, đậu, bầu, bí, khoai tây...
Cây cỏ kế đồngcó khả năng gây hại nghiêm trọng cho các cây trồng như ngô, đậu, bầu, bí, khoai tây...
- Xin ông cho biết, cơ sở nào để Cục Bảo vệ thực vật ban hành thông báo yêu cầu tái xuất lô hàng nếu phát hiện có nhiễm cỏ kế đồng?
- Cỏ kế đồng có khả năng gây hại nghiêm trọng cho gần 30 loại cây trồng như: Ngô, đậu, bầu, bí, khoai tây... và hiện đã xâm lấn đồng cỏ chăn nuôi tại 40 quốc gia. Về khía cạnh môi trường, khi loài cỏ này đã thiết lập quần thể sẽ nhanh chóng lây lan và lấn sát các loài thực vật bản địa. Đáng ngại hơn, loài cỏ này với đặc tính có gai nên gia súc không thể ăn được; rễ cỏ mọc sâu trong đất tới 3m, bán kính ảnh hưởng tới 6m, chiều cao sau 3 tháng có thể đạt 1,2 - 1,5m. Mỗi cây có thể tạo ra 5.000 hạt cỏ rất nhỏ, dễ phát tán theo gió hoặc qua côn trùng, chim, gia súc... Chính vì vậy, nhiều nước như: Hàn Quốc, Brazil, Australia... xếp loài cỏ này là đối tượng kiểm dịch thực vật phải kiểm soát nghiêm ngặt.

Tại Việt Nam, loài cỏ này đã nằm trong danh mục phải kiểm dịch thực vật từ năm 2005. Đến năm 2014, khi bổ sung danh mục các loài thực vật gây hại, bắt buộc phải kiểm dịch thực vật khi vào Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật đã xin ý kiến các nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, việc thông báo yêu cầu các doanh nghiệp không được nhập khẩu lúa mì nhiễm cỏ kế đồng không phải là vấn đề mới.

- Vậy đối tượng nào sẽ phải thực hiện thông báo này?

- Đối tượng áp dụng là trên tất cả các loại nông sản nhập khẩu nếu phát hiện nhiễm cỏ kế đồng. Tuy nhiên, tác động trực tiếp nhiều nhất sẽ là các doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì. Mỗi năm, Việt Nam nhập khoảng 4 đến 5 triệu tấn lúa mì. Cụ thể, 9 tháng năm 2018 đã nhập khẩu hơn 4 triệu tấn. Điều đáng lo ngại là bắt đầu từ tháng 5-2018 đến nay, các chi cục kiểm dịch thực vật vùng đã phát hiện 1,6 triệu tấn lúa mì có nhiễm cỏ kế đồng. Con số này chiếm tới hơn 30% sản lượng lúa mì nhập khẩu về Việt Nam.

Ngay sau khi phát hiện các lô hàng có nhiễm cỏ kế đồng, chúng tôi đã thông báo tới các doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì. Như vậy, Cục Bảo vệ thực vật đã thực hiện đúng quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 34, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Nếu để cỏ kế đồng xâm hại vào Việt Nam, sẽ gây ảnh hưởng tới cả triệu nông dân làm nông, lâm nghiệp.
Nếu để cỏ kế đồng xâm hại vào Việt Nam, sẽ gây ảnh hưởng tới cả triệu nông dân làm nông, lâm nghiệp.
- Việc yêu cầu tái xuất với các lô hàng lúa mì nhiễm cỏ kế đồng có gây ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và lợi ích của doanh nghiệp không?
- Các doanh nghiệp có tới hơn 5 tháng để thực hiện các khâu chuẩn bị, đàm phán, thương thảo với đối tác để không chấp nhận nhập khẩu lúa mì nhiễm cỏ kế đồng. Ngoài ra, Cục Bảo vệ thực vật đã huy động tối đa lực lượng kiểm dịch để giải quyết vấn đề tình thế và hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn cả nước có khoảng 20 doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì, nhưng chỉ có số ít doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì bị nhiễm cỏ kế đồng. Như vậy cho thấy, nhiều doanh nghiệp chấp hành rất tốt các quy định kiểm dịch trong nước. Nếu để cỏ kế đồng xâm hại vào Việt Nam, sẽ gây ảnh hưởng tới cả triệu nông dân làm nông, lâm nghiệp. Vì vậy, việc ngăn chặn nguy cơ cỏ kế đồng là cần thiết.

tin mới

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.