6 cách phân biệt tiền giả

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có cảnh báo về tội phạm tiền giả ngày càng tinh vi, và nhiều người vẫn mắc bẫy.

Những đồng tiền giả gần giống hoàn toàn với tiền thật khiến nhiều người dân nhầm tưởng. Làm sao để nhận biết tiền giả và phải xử lý như thế nào với tiền giả cho đúng pháp luật, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, đưa ra những lời khuyên rất cụ thể cho bạn đọc.

1. Kiểm tra chất liệu polymer in tiền

6 cách phân biệt tiền giả ảnh 1

Đồng tiền thật được in trên chất liệu polymer, có độ đàn hồi và độ bền cao. Người dân có thể kiểm tra độ đàn hồi bằng cách nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay, khi mở ra tờ tiền thật sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu. Bạn cũng có thể kéo, xé nhẹ ở mép tờ tiền, tiền thật thì rất khó rách hay bai giãn.

Tiền giả chủ yếu được in trên nylon nên không có độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như polymer.

2. Soi tiền trước nguồn sáng

6 cách phân biệt tiền giả ảnh 2

Soi tiền trước nguồn sáng là cách phân biệt rõ nhất. Theo đó, dưới nguồn sáng có thể thấy các hình bóng chìm trên tiền giả thường không tinh xảo; các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, sắc nét; hình định vị không khớp khít...

Tờ tiền thật có hình bóng chìm nhìn thấy rõ từ cả hai mặt, thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo và sáng trắng. Tiền mệnh giá từ 20.000 đồng đến 500.000 đồng là hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mệnh giá 10.000 đồng là hình ảnh chùa Một Cột.

3. Kiểm tra các yếu tố in nổi

6 cách phân biệt tiền giả ảnh 3

Một cách kiểm tra trực quan nữa là vuốt nhẹ tờ tiền để kiểm tra độ nổi, nhám ráp của nét in ở chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, quốc huy, mệnh giá bằng số và bằng chữ, dòng chữ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

Đối với tiền giả, khi làm động tác này thì chúng ta sẽ thấy có cảm giác trơn lì, không nhám ráp như ở tiền thật hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy, không phải do độ nổi của nét in.

4. Kiểm tra mực đổi màu, dây bảo an, hình ẩn nổi

6 cách phân biệt tiền giả ảnh 4

Người dân có thể chao nghiêng tiền để kiểm tra mực đổi màu, hình ẩn nổi trên tiền. Mực đổi màu chỉ có ở ba mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng và 100.000 đồng, khi quan sát sẽ thấy mực chuyển từ màu vàng sang màu xanh lá cây hoặc ngược lại.

Bên cạnh đó, dải Iriodin (dây bảo an) chỉ có ở các mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng và 100.000 đồng, 20.000 đồng và 10.000 đồng, là dải màu vàng chạy dọc theo mặt sau tờ tiền; riêng mệnh giá 100.000 đồng đặt tại mặt trước. Dải Iriodin này sẽ lấp lánh ánh kim, trên dải có số mệnh giá hoặc hoa văn khi tờ tiền được chao nghiêng.

Tiền giả có thể có yếu tố đổi màu nhưng đổi không đúng màu như tiền thật; không có dải Iriodin hoặc có in giả mà không lấp lánh.

5. Các cửa sổ trong suốt

6 cách phân biệt tiền giả ảnh 5

Cửa sổ lớn của tờ tiền có số mệnh giá dập nổi, cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn là chi tiết nền nhựa trong suốt, sắc sảo. Khi đưa cửa sổ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, lửa…) sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng.

Trong khi đó ở tiền giả, cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn không tinh xảo như tiền thật, trong cửa sổ nhỏ không có hình ẩn.

6. Dùng kính lúp, đèn cực tím

Người dùng có thể dùng kính lúp để kiểm tra mảng chữ in siêu nhỏ được tạo bởi các dòng chữ “NHNNVN” hoặc “VN” hoặc số có mệnh giá lặp đi lặp lại, thường được in ở vùng mệnh giá tiền.

Bên cạnh đó, cụm số mệnh giá in bằng mực phát quang không màu chỉ được nhìn thấy khi soi dưới đèn cực tím. Số sêri phát quang dọc màu đỏ phát quang màu vàng cam và số sêri ngang màu đen phát quang màu xanh lơ.

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.