990 năm danh xưng Nghệ An qua cuốn 'Năm xưa tỉnh Nghệ thành Vinh'

(Baonghean.vn) - "Năm xưa tỉnh Nghệ thành Vinh" là cuốn sách bao gồm những hình ảnh, nội dung của Nghệ An và TP Vinh từ cuối thế kỷ XIX, đến đầu thế kỷ XX do tác giả Phạm Xuân Cần sưu tầm, xác minh và giới thiệu, Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành.

Tối 29/11, tại TP Vinh sẽ diễn ra lễ ra mắt sách "Năm xưa tỉnh Nghệ thành Vinh". Ra mắt đúng dịp Nghệ An đang chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Nghệ An (1030 - 2020) và đón nhận Bằng Di tích Quốc gia Đặc biệt đình Hoành Sơn, cuốn sách như một món quà ý nghĩa. 

Cuốn sách bao gồm những hình ảnh, nội dung của Nghệ An và TP Vinh từ cuối thế kỷ XIX, đến đầu thế kỷ XX do tác giả Phạm Xuân Cần sưu tầm, xác minh và giới thiệu, Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành. 

Trong 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam hiện nay, Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất và dân số đứng thứ 4 của cả nước. Nghệ An với lịch sử lâu đời, có thiên nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ.  

Là thủ phủ của Nghệ An, Vinh cũng là một đô thị ra đời và phát triển khá sớm trong lịch sử đô thị Việt Nam thời cận đại. Thế nhưng, thời gian, thiên tai, chiến tranh cùng với những biến cố của lịch sử đã hầu như xóa hết các dấu vết của quá khứ trên dưới 1 thế kỷ trước.

Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử, địa chí của tỉnh, huyện, xã và các ngành đã có nhiều cố gắng để ghi lại các sự kiện về đất và người nơi đây để bảo tồn và phát triển những giá trị lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, dù cố gắng đến mấy thì văn tự vẫn không thay thế được các hình ảnh trực quan. Chính vì vậy, được nhìn lại và chiêm ngưỡng những hình ảnh lâu nay chỉ có trong ký tự, còn trong ký ức của những bậc cao niên là một nhu cầu thành thiện của mỗi con người.

Chợ Vinh đầu thế kỷ XX. Ảnh Phạm Xuân Cần sưu tầm.
Chợ Vinh đầu thế kỷ XX. Ảnh: Phạm Xuân Cần sưu tầm.

Bố cục nội dung của cuốn sách được trình bày theo 6 nhóm vấn đề (Đất nước - Con người; Các công trình văn hóa - Tín ngưỡng; Chính trị; Kinh tế; Đô thị; Văn hóa - Xã hội), dù chưa đầy đủ nhưng rất cơ bản. Người đọc, người xem sẽ bước đầu hình dung được về cảnh sắc thiên nhiên, đất nước, con người, các di sản văn hóa, các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Nghệ An và đô thị Vinh từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong hàng trăm bức ảnh kèm theo xác minh, chú thích từ nhiều nguồn tài liệu, có những bức ảnh xưa nhất chụp năm 1890, cách đây đã 130 năm.

Trang bìa cuốn sách. Ảnh: PV
Trang bìa cuốn sách. Ảnh: PV

Trong phần I (Đất - Người), rất nhiều bức ảnh ghi lại một cách trung thực về miền Tây Nghệ An như Mường Xén, Mường Típ ( Kỳ Sơn), Đò Ham (Quỳ Châu) của đồng bào dân tộc Mông, Thái, Thổ... với các guồng nước, cọn nước, những trang phục của đồng bào, nhảy sạp, những quan tài đóng sẵn để dưới nhà sàn của người Thái, những người thợ săn, các đoàn thám hiểm người Pháp năm 1897...

Ở đô thị Vinh, đó là nhiều hình ảnh về Bến Thủy, Trường Thi với nhiều nhà máy cưa, diêm, gỗ, điện, sửa chữa xe lửa, ô tô. 
Ở phần II (Các công trình văn hóa - Tín ngưỡng) với nhiều bức ảnh về chùa Diệc (Vinh), Võ Miếu, Văn Miếu (Vinh), chùa Tạp Phúc (Vinh), Nhà thờ Cầu Rầm (Vinh), các Tu viện, Tiểu chủng viện, Tòa Giám mục (Xã Đoài), thành Nghệ An (Vinh), cầu Khoa Trường bắc qua sông Rào giữa xã Nghi Long và Nghi Xá, đền làng Mai Xá ở xã Nghi Xá (Nghi Lộc)...
Một bức ảnh chụp thành Vinh khoảng 100 năm trước. Ảnh Phạm Xuân Cần sưu tầm
Một bức ảnh chụp thành Vinh khoảng 100 năm trước. Ảnh Phạm Xuân Cần sưu tầm

Đến phần III (Chính trị) với nhiều bức ảnh vô cùng giá trị ghi lại cảnh vua Bảo Đại về Vinh năm 1932 cùng với Toàn quyền Đông Dương, Công sứ Pháp, tổng đốc Nghệ An, các quan Tây, quan triều Nguyễn, lính khố xanh, khố đỏ, chiếc máy bay đã bắn súng và ném tạc đạn đàn áp phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, các công sở như Dinh Công sứ, Tòa án Dân sự, Trại lính Trường Thi, Trại Giám binh Bến Thủy, Sân bay Trường Thi, huyện đường Nam Đàn, ga Vinh...

Ở phần IV (Kinh tế), là rất nhiều hình ảnh vẫn còn trong ký ức người dân Nghệ như Nhà máy xe lửa Trường Thi, Nhà máy điện Bến Thủy, Nhà máy diêm Bến Thủy, cảng Bến Thủy, ga Bến Thủy, cầu gỗ Bến Thủy; vết tích xưa để lại như các công trình đại thủy nông Bắc Nghệ An, Bara Đô Lương, Nam Đàn, Bến Thủy; đập nước Nghi Lộc, Thanh Thủy (Nam Đàn), Thái Sơn (Đô Lương); Đường sắt Hà Nội - Vinh; Chợ Vinh, Hiệu vàng Phú Nguyên và các doanh nhân nổi tiếng như Phú Nguyên, Nguyễn Đức Tư, Vương Đình Châu...

Phần V (Đô thị) với nhiều hình ảnh về cảnh quan, cấu trúc đô thị Vinh những thập niên đầu của thế kỷ XX như Phố Khách (nay là đường Cao Thắng chạy từ ngã tư chợ Vinh); phố Hàng Gạo (nay là đường Lê Huân); bến Cửa Tiền; Vườn hoa Bưu điện; ga Vinh; Khách sạn Ga; Cột đèn ngã ba Bến Thủy... và hình ảnh của xe kéo tay, xe ngựa, xe hơi lưu thông ở đô thị Vinh thời ấy. Có cả những tấm ảnh có một không hai chụp Sân bay Trường Thi đón phi công bay vòng quanh thế giới.

Phần VI (Văn hóa - Xã hội), nổi bật với nhiều bức ảnh quý chụp sơ đồ của Trường Quốc học Vinh, Trường Tiểu học Pháp - Việt, Trường nữ sinh Nguyễn Trường Tộ, các trường tư thục Khuất Như Khôi, Thuận An, Lễ Văn, Chính Hóa, các trường Tiểu học ở Yên Thành, các hoạt động của thầy trò, trường lớp, học bạ, các khóa học sinh với các trang phục cách đây gần 1 thế kỷ. Các cơ sở y tế như Bệnh viện Vinh khu vực dành cho người bản xứ và cả khu vực dành cho người Âu, Trạm Y tế Cầu Giát...

Nhiều hoạt động thể thao với các đội bóng đá của Trường Quốc học Vinh, cúp vô địch, giải đua xe đạp.

Về phương diện báo chí, ở khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh bấy giờ có 16 tờ báo từng xuất bản, trong đó tờ báo “Thanh Nghệ Tĩnh tân văn” được ra đời sớm nhất vào tháng 7/1930. 

Cuốn sách này được một số người nghiên cứu lịch sử ở Nghệ An đánh giá cao bởi giá trị của thông tin, bởi sự đam mê nghiên cứu, khảo cứu, tìm tòi và trách nhiệm.

Trước đó, năm 2015, tác giả Phạm Xuân Cần cũng đã cho ra mắt cuốn “Vinh xưa” với gần 100 bức ảnh về đô thị Vinh đầu thế kỷ XX. Ngay sau khi xuất bản, cuốn sách đã được đón nhận nồng nhiệt của rất nhiều độc giả.

Từ “Vinh xưa” năm 2015 đến đầu năm 2020, tác giả Phạm Xuân Cần đã tiếp tục cho ra cuốn “Vinh trong ký ức” do ông làm chủ biên./.

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.