Bạn đã biết gì về các sắc lệnh của Tổng thống Mỹ?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Donald Trump đã ban hành ít nhất 4 sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu tiên sau ngày nhậm chức. Đây được xem là công cụ chủ yếu để các chủ nhân Nhà Trắng có thể ghi dấu ấn của mình trong các quyết sách của chính phủ. 

 1. Sắc lệnh hành pháp là gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp (Ảnh: EPA)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp (Ảnh: EPA)

Sắc lệnh hành pháp về cơ bản là một sắc lệnh bằng văn bản do tổng thống ban hành cho chính phủ liên bang mà không cần sự phê chuẩn của quốc hội.

Thẩm quyền ban hành sắc lệnh hành pháp bắt nguồn từ Điều II trong Hiến pháp Mỹ, trong đó ghi nhận: “Quyền hành pháp sẽ được trao cho tổng thống của nước Mỹ”.

Phạm vi của sắc lệnh hành pháp khá rộng, có thể trải dài từ các chính sách quan trọng, như sắc lệnh phê chuẩn việc xây dựng hai đường ống dẫn dầu gây tranh cãi vừa qua của Tổng thống Donald Trump, cho đến các hoạt động quy mô nhỏ như đề xuất đóng cửa các văn phòng của chính phủ trong khoảng thời gian nửa ngày vào đêm Giáng sinh năm 2015 của cựu Tổng thống Barack Obama.

2. Tại sao các tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp?

Ngày 21/11, Tổng thống Obama ký một sắc lệnh, nới rộng các chính sách về nhập cư. Điều này đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều từ quốc hội và người dân. Ảnh: Reuters
Ngày 21/11/2014, Tổng thống Obama ký một sắc lệnh, nới rộng các chính sách về nhập cư. Điều này đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều từ quốc hội và người dân. Ảnh: Reuters

Đôi khi các sắc lệnh hành pháp được ban hành trong thời chiến để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nội bộ. Năm 1952, Tổng thống Harry S Truman đã ký sắc lệnh hành pháp với mục đích đặt ngành công nghiệp thép của Mỹ dưới sự kiểm soát của chính phủ để tránh một cuộc đình công xảy ra.

Tổng thống Obama cũng từng ký một số sắc lệnh hành pháp gây tranh cãi trong 2 nhiệm kỳ tại Nhà Trắng để giải quyết tình trạng “tắc nghẽn” ở quốc hội khi nhiều chính sách không thể thông qua do sự cản trở kéo dài của phe đối lập Cộng hòa.

3. Tại sao sắc lệnh hành pháp nhạy cảm về chính trị?

Biểu tình tại Mỹ chống sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump trong việc cấm cư dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Ảnh: REUTERS
Biểu tình tại Mỹ chống sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump trong việc cấm cư dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Ảnh: REUTERS

Các sắc lệnh hành pháp thường gây nhiều tranh cãi vì bỏ qua sự phê chuẩn của quốc hội. Thay vào đó, các sắc lệnh này cho phép tổng thống tự quyền quyết định theo ý của mình.

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã thành công trong việc khởi kiện Tổng thống Obama liên quan đến một số thay đổi trong chính sách chăm sóc sức khỏe của ông năm 2010. Các nghị sĩ cho rằng tổng thống đã vượt quá thẩm quyền của hiến pháp khi đơn phương trì hoãn quy định trong đạo luật bảo hiểm y tế.

Một tổng thống có thể ban hành sắc lệnh hành pháp khi các thành viên trong quốc hội làm việc quá chậm chạp để thông qua một vấn đề nào đó, hoặc khi tổng thống cảm thấy cần thiết phải bổ sung thêm các chi tiết vào một đạo luật mới.

4. Các đời tổng thống Mỹ đã ký bao nhiêu sắc lệnh hành pháp?

Số sắc lệnh hành pháp các tổng thống Mỹ ban hành kể từ thời Roosevelt. Đồ họa: CNN.
Số sắc lệnh hành pháp các tổng thống Mỹ ban hành kể từ thời Roosevelt. Đồ họa: CNN.

Tổng thống Roosevelt đã ban hành 3721 sắc lệnh hành pháp trong 12 năm tại nhiệm, trong khi Tổng thống Obama chỉ ký 279 sắc lệnh. Tổng thống George W Bush ban hành 291 sắc lệnh trong 8 năm công tác tại Nhà Trắng.

Số sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Obama là “khiêm tốn” nhất so với các đời tổng thống tính theo tiêu chuẩn hiện đại. Ông Obama ký trung bình 35 sắc lệnh hành pháp trong một năm và đây là mức thấp nhất kể từ đời Tổng thống Grover Cleverland, người giữ cương vị lãnh đạo nước Mỹ trong 2 nhiệm kỳ từ năm 1885-1889 và từ năm 1893-1897, với trung bình 32 sắc lệnh hành pháp trong một năm.

Kim Ngọc 

(Tổng hợp)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.