Bất ngờ về khả năng xảy ra Thế chiến thứ 3?

(Baonghean.vn) - Dư luận đang hết sức quan tâm về việc các cơ quan báo chí phương Tây đồng loạt đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra Thế chiến thứ 3. Điều đáng nói là, nhìn vào tương quan các mối quan hệ quân sự, ngoại giao diễn biến dồn dập trong thời gian gần đây, có thể khẳng định cơ sở để đưa ra cảnh báo nói trên có tính thuyết phục rất cao. Liệu cảnh báo đó có trở thành sự thật?

Ngoại trưởng UAE khẳng định sẽ theo dõi diễn biến cuộc chiến chống IS để cân nhắc các hành động tiếp theo
Ngoại trưởng UAE khẳng định sẽ theo dõi diễn biến cuộc chiến chống IS để cân nhắc các hành động tiếp theo

Bước sang tháng 2, có vẻ như các mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia đang được “khởi động” trở lại, một số mâu thuẫn trở nên căng thẳng hơn, diễn biến xấu hơn, tiềm ẩn nhiều khả năng xung đột khó lường.

Mới đây nhất, ngày 8/2 Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu bất ngờ tổ chức đợt kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng của Quân khu miền Nam. Hoạt động này được dư luận hết sức chú ý, nhất là trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đang “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”.

Tại sao Nga một mặt cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên thổi phồng các mâu thuẫn ngoại giao, trong khi Bộ Quốc phòng lại tăng cường khả năng chiến đấu?

Lý lẽ của Nga cho rằng việc kiểm tra chỉ nhằm tăng cường khả năng đối phó với các tình huống khủng hoảng khác nhau, trước hết là các mối đe dọa khủng bố, thảm họa thiên nhiên và nhân tạo.

Tuy nhiên, ông Shoigu cũng cho thấy khả năng tiên liệu về những đe dọa quân sự ở mức độ cao khi nhấn mạnh “sự cần thiết của việc kiểm tra khả năng sẵn sàng của không quân và lực lượng phòng không trước nhiệm vụ đẩy lùi cuộc không kích của đối phương, bảo vệ các chủ thể quân sự và tổ chức chính quyền quan trọng”.

Ở Châu Á, một diễn biến bất ngờ khác là các tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE) khẳng định sẵn sàng gửi lục quân tham gia hỗ trợ liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.

 Ngày 7/2, Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash phát ngôn đầy khẩu khí thiện chiến: “Chiến dịch chống IS nên bao gồm cả những đơn vị trên mặt đất… Chúng tôi không đề cập đến những binh đoàn hàng nghìn quân, chúng tôi sẽ chỉ nói về những binh sĩ trên bộ làm nhiệm vụ dẫn đường, hỗ trợ và huấn luyện.Sự lãnh đạo của Mỹ trong những nỗ lực này là điều kiện tiên quyết”.

Được biết, Saudi Arabia cũng tuyên bố sẵn sàng gửi quân tham chiến cùng Mỹ ở Syria để chống lại IS.

Tại quốc gia được coi là “thùng thuốc nổ” của thế giới, ngày 6/2 Ngoại trưởng Syria tuyên bố hùng hổ: Damascus sẽ chống lại bất cứ hành động xâm lấn lãnh thổ nào và sẽ gửi những kẻ xâm lược về nhà “trong những chiếc quan tài”.

Và đặc biệt hơn, dữ kiện được cho là “ngòi nổ” có thể dẫn đến thế chiến thứ 3 chính là tuyên bố có thể tham chiến của Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 7/2, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bộc lộ thái độ tham chiến của nước này tại Syria: “Chúng tôi không muốn lặp lại sai lầm ở Syria như ở Iraq”.

Điều mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho là sai lầm trước đây là việc Quốc hội đã từ chối đề nghị cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Iraq hồi năm 2003. Có nghĩa là, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ để tấn công Syria, coi như tháo then chốt cuối cùng ngăn chặn khả năng xảy ra đại chiến sự mà nhiều nước nỗ lực ngăn chặn.

Ông Recep Tayyip Erdogan tỏ ra cực đoan: “Khi cần thiết, anh sẽ làm điều anh cần. Hiện tại, lực lượng an ninh của chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống”.

Vậy là, cùng với Saudi Arabia tuyên bố có thể sẽ đưa bộ binh sang Syria hỗ trợ cho các lực lượng Hồi giáo Sunni chống chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad, và khả năng UAE có thể đưa bộ binh sang Syria tham chiến, một đại chiến chống lại IS có thể sẽ rầm rộ diễn ra và khi đó không một thế lực nào có thể khoanh tay ngồi yên bởi chẳng ai lường trước được sau đó sẽ là điều gì.

Hậu “loạn chiến” tại Syria, biết đâu có thể là đại chiến toàn diện giữa người Hồi giáo Sunni với Shiite, giữa thế giới phương Đông với phương Tây, giữa khủng bố với phương Tây, mà đằng sau đó là giữa đồng minh Mỹ và NATO với đồng minh Nga và Trung Quốc…

Vì những lẽ đó, cảnh báo về đại chiến thế giới lần thứ 3 của báo chí phương Tây là điều cần được lưu tâm và theo dõi!

Chí Linh Sơn

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.