Biển Đông là "điểm nóng" tại Malaysia

(Baonghean) - Hôm 4/8 vừa qua, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 48 (AMM 48) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Chỉ có các bộ trưởng ngoại giao của các quốc gia Đông Nam Á gặp gỡ nhau trong hội nghị này, và những ngày sau đó các đàm phán mở rộng thành Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), có thêm sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và các phái đoàn đến từ các khu vực lân cận bao gồm Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nga.

Nhận định về Hội nghị thường niên này, trang Deutsche Welle cho biết các bộ trưởng ngoại giao của các quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu bàn thảo vấn đề an ninh khu vực bằng một chương trình nghị sự chứa đựng nhiều xung đột. Dễ dàng nhận thấy, các láng giềng của Trung Quốc hiện lấy làm quan ngại về việc nước này tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo, đá trên Biển Đông - tuyến đường biển quan trọng với trị giá thương mại khoảng 5.000 tỷ USD lưu thông qua lại mỗi năm.
Trước thềm các cuộc đàm phán an ninh cấp khu vực được tổ chức bởi 10 quốc gia thành viên ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã phát tín hiệu cho thấy không muốn thỏa hiệp về vấn đề này. Bắc Kinh hiện đang mở rộng các đá nhỏ trên Biển Đông thành các đảo và tiến hành xây dựng trên các đảo nhân tạo một số đồn đóng quân sự nhằm tăng cường củng cố yêu sách phi lý của họ đối với vùng biển giàu tài nguyên này. Trước khi tới Malaysia để tham dự ARF với tư cách khách mời, ông Vương đã cảnh báo rằng những nỗ lực nhằm đưa vấn đề này ra bàn thảo trong các đàm phán an ninh của ASEAN là “phản tác dụng” và sẽ “đẩy cao sự đối đầu”.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 tại Kuala Lumpur hôm 4/8. 	Ảnh: Reuters
Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 tại Kuala Lumpur hôm 4/8. Ảnh: Reuters
Bất chấp những tuyên bố có phần “cao giọng” ấy, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman hôm 4/8 lại khẳng định với những người đồng cấp tại các cuộc bàn thảo về an ninh này rằng nhóm các quốc gia Đông Nam Á “có thể và nên đóng vai trò trọng yếu trong việc đem lại cách giải quyết mang tính hòa giải” đối với vấn đề Biển Đông. Ông nói thêm: “Hơn hết thảy, chúng ta phải đề cập tới vấn đề này một cách hòa bình và hợp tác. Chúng ta đã có khởi đầu tích cực nhưng cần làm nhiều hơn nữa”.
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, vốn là một tuyến vận tải biển có tầm quan trọng đáng kể về mặt chiến lược. Bắc Kinh khăng khăng cho rằng tranh chấp trên vùng biển này phải được giải quyết trên cơ sở song phương với từng bên trực tiếp có liên quan chứ không phải với cả một khối thống nhất. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị xây dựng một đường băng thứ 2 trên một hòn đảo nhân tạo thuộc khu vực, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng thêm các căng thẳng. Theo nhóm chuyên gia tư vấn đặt trụ sở tại Washington, Trung Quốc hiện đã và đang tiến hành xây dựng một đường băng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước tình hình đó, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ý thức được rằng vấn đề Biển Đông là “điểm nóng” chi phối các nội dung tranh luận tại diễn đàn an ninh khu vực này, hôm 5/8 Ngoại trưởng Mỹ đã có bài phát biểu trước các bộ trưởng ngoại giao đến từ nhóm nước mà Mỹ có chung nguyện vọng là giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thông qua đàm phán. Ông Kerry nói: “Chúng tôi muốn bảo đảm an ninh của các tuyến đường biển và các khu vực ngư trường đánh bắt cá trọng yếu, chúng tôi muốn chứng kiến các tranh chấp trong khu vực được giải quyết một cách hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
Hãng thông tấn AFP dẫn nguồn tin từ một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Ngoại trưởng John Kerry trước đó đã có cuộc gặp kín với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị và đã thẳng thắn bàn về vấn đề tháo gỡ căng thẳng trên Biển Đông. Tại cuộc gặp song phương này, được biết Kerry đã tái khẳng định quan ngại của Mỹ về các căng thẳng đang gia tăng và “các hoạt động cải tạo, xây dựng và quân sự hóa các thực thể trên quy mô lớn của Trung Quốc”, đồng thời “khuyến khích” Trung Quốc và các quốc gia khác “chấm dứt các hành động đem lại phiền phức nhằm tạo ra khoảng không cho ngoại giao”. Ông Kerry cũng nói với các bộ trưởng ngoại giao ASEAN rằng cuộc gặp với ông Vương Nghị đã diễn ra “tốt đẹp” và hy vọng trong khuôn khổ diễn đàn kéo dài 2 ngày 5-6/8, các bên “sẽ tìm cách để cùng đạt được tiến triển có hiệu quả”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn tuyên bố tất cả các hành động của Bắc Kinh đều nằm trong lãnh thổ nước này, và khăng khăng rằng họ sẽ không thảo luận vấn đề trên trong các cuộc gặp chính thức của diễn đàn, lập luận rằng các mâu thuẫn và bất đồng phải được giải quyết trên cơ sở song phương. Thậm chí Thứ trưởng Ngoại giao nước này đã nói với Reuters: “Nếu Mỹ đưa vấn đề này ra, chúng tôi dĩ nhiên sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng họ sẽ không đề cập đến”.
Thẳng thắn mà nói, hy vọng của Bắc Kinh sẽ sớm trở thành vô vọng, như tình hình vẫn diễn ra hàng năm kể từ khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công khai đề cập vấn đề này tại Hội nghị thượng đỉnh ARF năm 2010. Năm nay, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN đã khẳng định sẽ đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình họp. Đó là điều dễ hiểu, bởi như Bộ trưởng Ngoại giao Singapore đã nói: “Biển Đông chính là một vấn đề. Chúng ta không thể vờ như không có vấn đề nào cả”. Dù Trung Quốc chắc chắn phản đối khi đề xuất thảo luận vấn đề Biển Đông, nhưng việc ASEAN kề vai sát cánh yêu cầu nước này chấm dứt các hoạt động cải tạo đất diễn ra phi pháp trên Biển Đông thực sự phản ánh phần nào thái độ không hài lòng của cả khối nước với sự tiến triển chậm chạp trong việc đạt được một bộ quy tắc ứng xử chính thức với Trung Quốc (còn được gọi là COC) để quản lý các hành động của các bên trên vùng biển này. Và đúng như Bộ trưởng Ngoại giao Singapore nhấn mạnh, tất cả các bên cần phải vượt khỏi giới hạn của những cuộc thảo luận mang nặng tính triết lý để nói lên thực tế bản chất của thỏa thuận này. 
ASEAN bao gồm 10 nước trong khu vực Đông Nam Á: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, hiện đang tìm cách hội nhập sâu hơn trong chính nội bộ khối khi sắp sửa tiến tới trở thành một thị trường chung vào cuối năm nay. Trong bối cảnh đó, hợp tác, đoàn kết trong vấn đề Biển Đông trước những yêu sách phi lý và hành động cải tạo đất, xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc là minh chứng cho những nỗ lực hướng tới một cộng đồng chung chính thức thành lập trong thời gian tới.
Phú Bình

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.