Bờ Tây Mỹ 'đứng ngồi không yên' vì tên lửa Triều Tiên

Vụ phóng tên lửa mới nhất của CHDCND Triều Tiên hôm 14.5 đã khiến nhiều quan chức Mỹ lo ngại.

Vụ phóng tên lửa đạn đạo ngày 14.5 của Triều Tiên được đánh giá là thành công và phức tạp nhất  /// Reuters
Vụ phóng tên lửa đạn đạo ngày 14.5 của Triều Tiên được đánh giá là thành công và phức tạp nhất /// Reuters

Lầu Năm Góc cho biết tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã bay lên độ cao hơn 2.000 km, tức là vượt qua độ cao của trạm không gian quốc tế (ISS) hơn 1.600 km. Tên lửa này sau đó còn có thể tái xâm nhập khí quyển và rơi xuống vùng biển cách lãnh thổ Nga hơn 96 km. Một số quan chức giấu tên nhận định vụ thử là “một bước nhảy vọt” của chương trình tên lửa Triều Tiên. Các chuyên gia quân sự cho rằng Triều Tiên chỉ cần thêm khoảng ba năm nữa là có thể sở hữu tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân đủ vươn đến bờ Tây nước Mỹ.

Các nhà hoạch định chính sách khẩn cấp của Hawaii, lãnh thổ Mỹ gần Triều Tiên nhất, không khỏi lo lắng và đã bắt đầu cân nhắc các kế hoạch ứng phó với một cuộc tấn công hạt nhân, theo Fox News ngày 17.5. Trong khi đó, một phần diện tích khác có thể nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên tại bờ biển phía Tây nước Mỹ lại không được phép lên kế hoạch ứng phó cuộc tấn công hạt nhân. “Mục tiêu” đó là bang Washington.

Theo Fox News, chính quyền bang Washington được phép xây dựng các kế hoạch sơ tán với mọi kịch bản thảm họa, trừ kịch bản bom hạt nhân. Cựu hạ nghị sĩ Dick Nelson nhớ lại lập luận của giới lập pháp bang khi bác bỏ dự định về kế hoạch ứng phó chiến tranh hạt nhân: “Nếu dám chuẩn bị ứng phó (chiến tranh hạt nhân) thì đồng thời cũng sẽ gửi đi thông điệp là chính nước Mỹ cũng dám tiến hành (chiến tranh hạt nhân)”.

Chính vì vậy vào năm 1984, luật không cho phép lên kế hoạch ứng phó chiến tranh hạt nhân đã được giới lập pháp bang thông qua. Tuy nhiên, luật này lại trái ngược với cách tiếp cận chiến tranh lạnh của Tổng thống Ronald Reagan khi đó, với học thuyết xây dựng hòa bình thông qua phô diễn sức mạnh góp phần chấm dứt chiến tranh lạnh chỉ 7 năm sau đó.

Bờ Tây Mỹ 'đứng ngồi không yên' vì tên lửa Triều Tiên - ảnh 1
Bờ Tây Mỹ 'đứng ngồi không yên' vì tên lửa Triều Tiên - ảnh 1

Những thông tin thu được từ vụ thử tên lửa mới nhất cho thấy CHDCND Triều Tiên đang tăng tốc chương trình vũ khí hạt nhân của mình.

Một thượng nghị sĩ bang Washington cho rằng luật này là thiếu trách nhiệm và quá ngây thơ. Hạ nghị sĩ Mark Miloscia thì nhận định: “Luật này ngớ ngẩn và nực cười. Đây là kiểu tư duy trốn tránh. Nếu điều gì có khả năng xảy ra, chúng ta phải trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng”.

Theo Fox News, thành phố Seattle của bang Washington là thành phố lớn của Mỹ nằm gần Triều Tiên nhất và hoàn toàn có khả năng bị đe dọa bởi tên lửa Triều Tiên. Căn cứ hải quân Kitsap tại đây có gần 1.300 đầu đạn hạt nhân, chiếm đến gần 1/4 kho vũ khí của Mỹ và là kho đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới. Eo biển Puget Sound cũng có căn cứ quân sự hỗn hợp Lewis McChord, nơi một lữ đoàn bộ binh trú đóng. Seattle cũng là nơi đặt tổng hành dinh các tập đoàn lớn như Boeing, Microsoft, Amazon và cộng đồng khởi nghiệp công nghệ cao của thế giới.

Tuy vậy, các nhà hoạch định chính sách khẩn cấp của bang Washington cho rằng việc luật pháp bang cấm lên kế hoạch ứng phó tấn công hạt nhân cũng không có gì quá nghiêm trọng. Ông Robert Ezelle, lãnh đạo cục quản lý khẩn cấp thuộc Bộ Quân sự Washington, nói: “Chúng tôi không có kế hoạch cụ thể đối với tấn công hạt nhân. Chúng tôi cũng không có kế hoạch cho núi lửa phun trào hay nhiều loại thảm họa khác”. Ông cho biết cơ quan chỉ có thể sử dụng nguồn lực vốn hạn hẹp để lên kế hoạch ứng phó với các thảm họa có khả năng xảy ra nhất, như động đất hay đánh bom. Ông cho rằng các kế hoạch ứng phó hiện nay vẫn đủ để bảo vệ người dân.

Theo TNO

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.