Căng thẳng Anh-Nga leo thang, Nội các Tổng thống Trump bị xáo trộn

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Căng thẳng Anh-Nga leo thang sau vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc; Diễn biến mới nhất trên bán đảo Triều Tiên; Thông tin về bầu cử Tổng thống Nga; Tai nạn máy bay ở Nepal, 49 người chết;... là những tin tức quốc tế nổi bật tuần qua.

1. Căng thẳng Anh-Nga leo thang sau vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc

Cựu điệp viên Nga Skripal và con gái. Ảnh: RTE
Cựu điệp viên Nga Skripal và con gái. Ảnh: RTE
Anh và Nga đang ở vào thời điểm quan hệ rất căng thẳng sau khi Thủ tướng Anh ra tối hậu thư yêu cầu Nga giải thích về vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc tại Anh.

Hiện tại, cựu điệp viên Skripal và con gái đã qua cơn nguy kịch. Vào lúc này, thời hạn để Nga trả lời Anh đã qua và hai bên đang đưa ra những lý luận và quan điểm cứng rắn nhất của mình.

Trước cáo buộc có liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga Skripal bị đầu độc tại Anh, Nga đã có phản ứng chính thức đầu tiên.

Ngoại trưởng Nga trong cuộc họp báo ngày 13/3 đã tuyên bố chính phủ Anh không cho Nga được tiếp cận với mẫu chất độc để xác định có đúng Nga liên quan đến vụ việc này không và những cáo buộc của Anh là hoàn toàn vô căn cứ.

2. Diễn biến mới nhất trên bán đảo Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn lòng gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un để xoa dịu căng thẳng về chương trình hạt nhân của Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn lòng gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un để xoa dịu căng thẳng về chương trình hạt nhân của Triều Tiên
Khi cả thế giới xôn xao về cuộc gặp thế kỷ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới. Bình Nhưỡng vẫn chưa có  bất cứ phản ứng chính thức nào về cuộc gặp thượng đỉnh này.
Các chuyên gia tình báo phương Tây tuyên bố vừa phát hiện bằng chứng tiết lộ Triều Tiên đang kích hoạt các lò phản ứng hạt nhân của nước này.
Trong mối quan hệ Mỹ - Hàn, Tổng thống Trump dường như có ý định rút quân khỏi Hàn Quốc nếu Washington không đạt được thỏa thuận thương mại tốt hơn với Seoul.
3. Nội các Tổng thống Trump xáo trộn, Ngoại trưởng Mỹ bị sa thải
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (trái) và Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (trái) và Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters
Tổng thống Donald Trump  ngày 13/3 đã ra thông báo Giám đốc cơ quan tình báo Trung ương Mike Pompeo sẽ thay thế ông Rex Tillerson trong vai trò ngoại trưởng Mỹ. Bà Gina Haspel sẽ là tân Giám đốc CIA.
Theo nhận định ông Rex Tillerson  bị sa thải chủ yếu do những bất đồng xung quanh vấn đề Triều Tiên. Trước đó, cố vấn hàng đầu về kinh tế- ông Gary Gohn cũng đã tuyên bố từ chức sau bất đồng với Tổng thống Trump về việc áp đặt thuế cao với nhôm và sắt nhập khẩu vào Mỹ.
Một số chuyên gia nhận định, những sự thay đổi nhân sự gần đây và việc xáo trộn nội các cho thấy sẽ có thêm nhiều quan chức cấp cao sẽ phải ra đi.
4. Thông tin về bầu cử Tổng thống Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin vận động tranh cử ở Matxcơva ngày 10/01/2018.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vận động tranh cử ở Matxcơva ngày 10/01/2018.
Bầu cử Tổng thống Nga sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18/3. Các công dân Nga sống ở vùng sâu, vùng xa, sống, làm việc và du lịch ở nước ngoài đã tham gia bỏ phiếu sớm. Có 8 ứng cử viên chạy đua trong cuộc bầu cử lần này.
Tổng thống Putin là người có tỷ lệ ủng hộ cao nhất, đạt khoảng 70%, chiếm tỷ lệ áp đảo so với 7 đối thủ còn lại, những người chỉ chiếm từ 1-7% tỷ lệ cử tri ủng hộ, theo số liệu của một số cuộc thăm dò.
5. Tai nạn máy bay ở Nepal, 49 người chết
Hiện trường vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại thủ đô Nepal. Ảnh: Fox News
Hiện trường vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại thủ đô Nepal. Ảnh: Fox News
Một chiếc máy bay chở 71 hành khách đến từ Bangladesh đã biến mất bất thường và bay một cách nguy hiểm trước khi đâm xuống và bốc cháy khi đang hạ cánh tại Kathmandu, thủ đô của Nepal, làm ít nhất 49 người chết, các quan chức và nhân chứng cho biết, theo Fox News.

Một quan chức sân bay hàng đầu cho biết chiếc phi công trên chuyến bay số hiệu BS211 của hãng hàng không liên doanh US-Bangla đã không thực hiện theo hướng dẫn hạ cánh từ tháp điều khiển và tiến gần đường băng của sân bay từ một hướng sai. Raj Kumar Chetri, Tổng giám đốc của sân bay nói: “Chiếc máy bay này không phù hợp với đường băng. Tháp không lưu liên tục hỏi phi công liệu có ổn không và câu trả lời là “có”.

Tuy nhiên, một bản ghi lại cuộc đối thoại giữa phi công và Tháp điều khiển không lưu chỉ ra sự nhầm lẫn về hướng mà máy bay phải hạ cánh.

6. Ông Tập Cận Bình tái đắc cử Chủ tịch Trung Quốc nhiệm kỳ 5 năm
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn tại phiên bỏ phiếu của Quốc hội Trung Quốc ngày 17/3. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn tại phiên bỏ phiếu của Quốc hội Trung Quốc ngày 17/3. Ảnh: Reuters
Hoạt động bỏ phiếu diễn ra ngày 17/3 tại phiên họp trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội thứ 13 của Trung Quốc. Toàn bộ 2.970 đại biểu đều bỏ phiếu ủng hộ ông Tập Cận Bình tái đắc cử. Kết quả này đồng nghĩa với việc, ông Tập Cận Bình sẽ giữ thêm nhiệm kỳ Chủ tịch nước đồng thời là Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc đến năm 2023.

Ông Tập Cận Bình tái đắc cử chỉ một tuần sau khi Quốc hội Trung Quốc bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp nhằm xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước.

Cũng tại phiên bỏ phiếu hôm nay, ông Vương Kỳ Sơn, một nhân vật thân cận của ông Tập và từng đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng, cũng được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch nước với 2.969 phiếu thuận và chỉ có 1 phiếu trống.

Ông Tập đắc cử Chủ tịch Trung Quốc vào năm 2013. Trong nhiệm kỳ tiếp theo này, ông Tập được dự đoán sẽ tiếp tục các chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn nhằm thanh lọc chính quyền, đồng thời tiếp tục theo đuổi các chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.