Cảnh giác với cây cảnh giả

(Baonghean) - Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu người mua cây cảnh chơi Tết tăng lên rất nhiều so với ngày bình thường. Lợi dụng điều này, một số người hám lợi đã dùng keo dán 502, để “phù phép” những cành bình thường thành những cây cảnh có thế dáng, bắt mắt đem bán trên thị trường. Nhiều người đã phải “ăn quả đắng” khi mất tiền để mua những cây cảnh giả này.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì người bán dạo cây cảnh sử dụng keo dán “502” để làm giả cây cảnh trên địa bàn Nghệ An không phải ít. Những “quái cây” này lợi dụng dịp năm hết, Tết đến để lừa đảo. Theo N, “một tay” làm cây cảnh giả đã giải nghệ cho biết: “Việc làm cây cảnh giả này bắt đầu từ một số “nghệ nhân” từ phía Bắc vào và truyền dạy cho một số người Nghệ An. Mỗi ngày những “nghệ nhân” lừa bán được một vài cây cảnh “502” là đã có tiền triệu. Thấy bở ăn nên không ít người bất chấp thủ đoạn làm cây cảnh giả để lừa bán”.
Những quả sung được dán vào gốc cây bằng keo 502.
Những quả sung được dán vào gốc cây bằng keo 502.
Những người làm cây cảnh giả thường chở 4 - 5 cây cảnh như sung, lộc vừng, mai nhưng trông vàng để đi bán rong; là giả y như cây cảnh thật với những thế dáng đẹp, bắt mắt và bán rất rẻ nên nhiều người đã “sập bẫy”. Anh Nguyễn ở xã Văn Thành, huyện Yên Thành đến nay vẫn chưa hết bực tức kể rằng: Mới làm nhà xong, còn nợ nần rất nhiều nhưng cũng muốn có cây sung cảnh đặt trong nhà với mong muốn may mắn, cuộc sống sung túc, nên khi có người  bán rong chở mấy cây sung cảnh đi qua đã gọi lại để mua. Những cây sung tuy nhỏ nhưng thế dáng rất đẹp, quả lúc lỉu từ gốc đến ngọn. Hỏi giá thì người bán bảo 1,5 triệu đồng/cây. Thấy ưng ý, anh Nguyễn mua liền không cần mặc cả. Thế nhưng, buổi chiều bạn bè đến chơi, Nguyễn đem ra khoe mới phát hiện ra những quả sung đó, người bán đã khéo léo dùi lỗ rồi dắt vào và dùng keo 502 dán lại như thật. Tệ hại hơn là gốc cây cũng được bôi hóa chất cho nó cũ kỹ rồi lấy rễ khác dính keo dùi lỗ dắt vào và đắp bùn lại. Thực chất đó là một cành cây, đã được phù phép y như thật. Anh Nguyễn lắc đầu ngao ngán: “Thôi thì mình dại, mình mắc lừa, coi như của đi thay người!” 
Nói về việc dính cú lừa ngoạn mục từ những kẻ bán cây cảnh giả,  anh Hồng ở xã Quang Thành cho biết: Một hôm, đi làm về thấy trên Tỉnh lộ 538 đoạn qua thị trấn có người bán cây lộc vừng xù xì mốc thếch lâu năm, dáng tọa sơn. Đặc biệt là hoa từng chùm buông xuống tuyệt đẹp. Người bán ra giá 3 triệu đồng, anh Hồng mặc cả, người đó bán cho anh với giá 2 triệu đồng. Hí hửng vì mua được cây đẹp và rẻ, Hồng về đặt ngay ở phòng khách và mời một người chơi cây cảnh trong xóm đến thưởng ngoạn. Người này khi đến đã phát hiện ra cây lộc vừng đó bị làm giả 100%: Gốc là gốc của cây khác, chỉ có cành, hoa là lộc vừng thật nhưng được gắn keo rất tinh vi; đưa tay giật nhẹ thì những chùm hoa rời khỏi cành hết. Anh Hồng buồn bã: “Bị quả lừa mất đứt nửa tháng lương. Nhưng cũng đành ngậm “bồ hòn” chứ biết tìm người bán ở đâu!”.
Không chỉ anh Nguyễn và anh Hồng bị lừa mà theo tìm hiểu của chúng tôi thì có rất nhiều người ở Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và TP. Vinh… cũng đã mua phải cây giả. Chị Hà ở Thị trấn Đô Lương bức xúc kể: “28 Tết Nguyên đán năm ngoái, gia đình tôi mua một cây mai vàng giá 1,5 triệu đồng của một anh thanh niên đi bán dạo nhưng qua ngày mùng 1 đầu năm mới, nắng lên cây héo rũ hoa rụng hết, thì mới biết đó là cây mai  giả. Thân cây chúng làm bằng gỗ khô, cấy rêu mốc thếch như cây lâu năm, xung quanh thân được khoét lỗ cấy cành mai có lá nhỏ, nụ và hoa rất đẹp vào. Phải nói rằng tay nghề của người làm cây cảnh giả rất cao, những người không rành về cây cảnh thì không thể phân biệt được. Bị lừa vào đầu năm mới như vậy thật là xui xẻo. Lộc chả thấy đâu chỉ thấy cái bực mình suốt mấy ngày Tết...”.
Chia sẻ kinh nghiệm nhằm tránh mua phải cây cảnh giả, anh Nguyễn Phương, một người có thâm niên chơi cây cảnh ở huyện Yên Thành cho biết: Các loại cây cảnh giả được làm y như thật, và thế dáng đẹp hơn cả cây thật. “Đối với một cây sung bon sai mà có quả lúc lỉu bện từ gốc đến ngọn như cây cảnh “502” rất hiếm. Nuôi được một cây như vậy thì những người chơi cũng phải mất từ 20 năm trở lên, giá bán phải từ 5 - 10 triệu đồng/cây. Cây lộc vừng như nói ở trên giá cũng tương đương vậy. Nhưng một điều dễ dàng nhận ra đó là những cây cảnh giả có thế dáng, hoa, quả đẹp nhưng giá bán lại rất rẻ, tầm 200.000 - 500.000 đồng đến 2 - 3 triệu đồng/cây. Những kẻ lừa đảo này đã nắm bắt được sự thiếu hiểu biết về cây cảnh và tâm lý ham đồ rẻ của người dân để lừa đảo. Anh Phương chia sẻ thêm: Người mua cây cảnh cần phải hiểu biết cơ bản về các loại cây cảnh để nhìn nhận một cách chính xác. Những cây cảnh giả được làm rất tinh vi, đối với người thiếu kinh nghiệm nhìn bằng mắt thường rất khó nhận ra. Nhưng với con mắt nhà nghề thì sẽ phát hiện những đường nét, vết ghép của keo dán 502.
Như vậy, người thích chơi cây cảnh nếu muốn mua cần có sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm chơi cây cảnh để chọn mua, tránh bị lừa đảo. Bà con hãy cảnh giác đừng để tiền mất lại mang bực tức vào thân, nhất là dịp Tến đến, Xuân về.
Tiến Dũng (CTV)

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.