Chủ cơ sở nội thất ở TP. Vinh mất 50 triệu đồng cho đối tượng giả danh Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đặt mua giường

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Giả danh Cảnh sát PCCC và CNCH đặt mua giường, sau đó nhờ liên hệ mua nệm, với lý do tập trung về một đầu mối để tiện cho việc vận chuyển và thanh toán hóa đơn; đối tượng đã lừa trót lọt chủ cơ sở sản xuất nội thất trên địa bàn thành phố Vinh số tiền 50 triệu đồng.

Móc nối để lừa

Khoảng 17h chiều 21/6, anh N.V.L, chủ cơ sở sản xuất nội thất trên địa bàn thành phố Vinh (xin được giấu tên, địa chỉ cụ thể- P.V) nhận được tin nhắn qua zalo từ người phụ nữ tên là Hải Yến yêu cầu cơ sở gửi một số mẫu giường để đặt đóng. Sau đó, người phụ nữ này chọn ra một mẫu và thống nhất đặt 13 chiếc. Tiếp đó, người phụ nữ nói trên gọi điện qua zalo cho anh L. yêu cầu gửi qua zalo hóa đơn viết tay ghi số tiền 13 chiếc giường nhân với 5,8 triệu đồng/chiếc để đề xuất kế toán chuyển tiền cọc trước 50%. Người này tự giới thiệu là Hải Yến, làm ở Cảnh sát PCCC Nghệ An mua giường cho đơn vị. Sau khi viết hóa đơn, chuyển số tài khoản để chờ nhận tiền cọc, người phụ nữ có tên Hải Yến ok và nhiều lần gọi lại để thống nhất với chủ cơ sở sản xuất nội thất.

bna_3. ảnh pv (2).jpg
Zalo đối tượng Hải Yến dùng liên lạc để thực hiện hành vi lừa đảo với anh N.V.L. Ảnh: P.V

Chưa dừng lại ở đó, đến trưa ngày hôm sau, tức 22/6, người phụ nữ nói trên lại gọi điện, nhắn tin cho anh L. nhờ hỏi mua 12 chiếc nệm cao su sồi vàng và liên tục thúc giục chủ cơ sở tìm mua để kịp giao. Trong khi anh L. báo lại để hỏi mấy người bạn kinh doanh mặt hàng chăn, ga, gối, đệm thì người phụ nữ gọi điện, nhắn tin giới thiệu cho anh L. một địa chỉ ở Thanh Hóa có mặt hàng nệm cao su sồi vàng và yêu cầu cơ sở nội thất liên hệ theo địa chỉ gợi ý. Lý do được đưa ra là tập trung về một đầu mối để thuận tiện cho việc vận chuyển và thanh toán hóa đơn.

Sau khi anh L. gọi điện, liên hệ qua zalo thì được bên cung cấp nệm có địa chỉ ở Thanh Hóa báo giá và anh L. sau đó đã gửi lại báo giá trên cho người phụ nữ. Nhận được báo giá, người phụ nữ đặt hàng lại yêu cầu chủ cơ sở nội thất cộng 50% tiền giường và 100% tiền đệm để báo kế toán chuyển khoản. Sau khi anh L. cộng gửi hóa đơn viết tay với số tiền 149.900.000 đồng, người phụ nữ ok. Sau đó, người này chuyển lại cho anh L. hình ảnh giao dịch chuyển tiền thành công. Tuy nhiên, đợi khoảng 15 phút không thấy ngân hàng báo tin nhắn tiền về, anh L. gọi lại thì người phụ nữ quả quyết do lỗi hệ thống và nói khoảng 1 đến 2 tiếng nữa là nhận được.

bna_12. ảnh pv.jpg
Hình ảnh giao dịch chuyển tiền thành công được đối tượng làm giả để chuyển lại cho anh N.V.L. Ảnh: P.V

Cùng lúc đó, bên phía anh N.V.L đặt đệm cũng liên tục hối thúc chốt đơn để chuyển hàng đi cho kịp chuyến xe, đồng thời, gửi số tài khoản yêu cầu anh L. chuyển nhanh tiền cọc để đi hàng. Trước sự hối thúc, vì không đủ tiền trong tài khoản, anh L. đã nhờ một người em chuyển hộ số tiền 50 triệu đồng và chụp hình ảnh xác nhận giao dịch thành công gửi cho bên cung cấp đệm có địa chỉ ở Thanh Hóa và bên cung cấp đệm xác nhận đã nhận được.

bna_123. ảnh pv.jpg
Số tiền 50 triệu đồng anh L. đã nhờ một người em chuyển và đã được bên cung cấp đệm có địa chỉ ở Thanh Hóa xác nhận đã nhận được. Ảnh: P.V

Tiếp đó, người phụ nữ tên Hải Yến giới thiệu làm ở Cảnh sát PCCC Nghệ An tiếp tục gọi, nhắn tin qua zalo nhờ anh N.V.L hỏi mua thêm 20 chiếc đệm để chuyển cùng đơn hàng và cũng nói anh L. gửi số tài khoản để chuyển tiền. Nghĩ ngân hàng mình thực hiện giao dịch chậm nên số tiền 149.900.000 đồng do người phụ nữ có tên Hải Yến chuyển chưa đến, nên anh L. lấy số tài khoản ngân hàng VPBank của người em gửi lại cho người phụ nữ. Ngay sau đó người phụ nữ đó cũng đã chụp lại hình ảnh giao dịch ngân hàng thành công chuyển cho anh L. Tuy nhiên, chờ không thấy tiền về, anh L. gọi cho người phụ nữ thì được quả quyết ngân hàng đang xử lý, chắc chắn 1 tiếng nữa sẽ nhận được cả 2 giao dịch.

Cùng thời điểm này, bên phía anh L. đặt mua đệm liên tục hối thúc anh chuyển tiền cọc để đi hàng cho kịp. Từ việc nhất định phải cọc 50% trên tổng số tiền 369 triệu đồng cho đơn hàng 20 chiếc đệm phát sinh, bên bán đệm liên tục gọi, nhắn tin qua zalo thúc giục anh L. cọc bao nhiêu cũng được. Đến khi anh L. nói hiện chỉ còn 5 triệu đồng, bên bán đệm cũng ok, lúc này anh L. mới biết mình bị lừa.

Cần nêu cao tinh thần cảnh giác

Anh N.V.L, cho biết: Đến lúc bên bán đệm liên tục hối thúc chuyển tiền cọc bao nhiêu cũng được, 5 triệu đồng cũng được, tôi mới sực tỉnh biết mình bị lừa. Tôi liên tục gọi lại cho cả người phụ nữ giới thiệu làm ở Cảnh sát PCCC Nghệ An và bên được giới thiệu để đặt mua đệm có địa chỉ ở Thanh Hóa đều không ai nghe máy mà chỉ nhận được tin nhắn “Xin lỗi, tôi không nhận cuộc gọi này”.

Theo anh L. ra Tết cũng ít đơn hàng nên khi có người đặt số lượng nhiều, lại giới thiệu là bên ngành Công an, hình đại diện là cán bộ, chiến sĩ mang đồ Cảnh sát PCCC và CNCH, nói giọng Nghệ An, nên cũng khá chủ quan.

bna_1234. ảnh pv.jpg
Hóa đơn xuất kho của cơ sở ở Thanh Hóa bán hàng cho anh N.V.L. Ảnh: PV

“Thứ nhất, đối tượng đặt giường sau khi có được số tài khoản của tôi gửi, đã sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh thể hiện đã chuyển tiền và gửi lại cho tôi, còn mình thì vẫn nghĩ do lỗi hệ thống nên tiền chưa đến. Đáng nói, đối tượng đã móc nối với một bên khác để đưa mình vào bẫy, cụ thể từ một người mua giường, thông qua mình để nhờ đặt mua đệm với lý do tiện cho việc thanh toán hóa đơn, cũng như vận chuyển.

Trong khi bên đặt mua giường quả quyết đã chuyển 50% tiền giường và 100% tiền nhờ mua đệm để lấy lòng tin, thì đồng thời bên mình đặt mua đệm hối thúc việc chuyển tiền cọc để chuyển hàng cho kịp thời gian. Chính lòng tin sẽ nhận được tiền trong vòng 1 đến 2 tiếng vì do lỗi hệ thống, cộng với việc liên tục bị dồn ép chuyển tiền để chốt đơn đệm, kịp chuyển giao cho khách nên mình đã bị lừa”, anh N.V.L cho hay.

bna_7. ảnh pv.jpg
Một trong những đoạn giao dịch của đối tượng đặt mua giường và bên được giới thiệu để mua đệm với anh N.V.L. Ảnh: P.V

Thực tế, hình thức lừa đảo này đã xuất hiện trước đó tại Đà Nẵng, theo đó, các đối tượng thường chọn những doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, mới hoạt động để thực hiện hành vi lừa đảo. Đây là thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới. Bởi vậy, trước tiên khi biết mình bị lừa, các chủ cơ sở cần làm đơn trình báo để cơ quan công an vào cuộc xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trước pháp luật.

Đồng thời, để tránh “sập bẫy”, người dân cũng cần nâng cao tinh thần cảnh giác. Nhất là với việc các đối tượng làm giả giao dịch chuyển tiền thành công rất tinh vi như hiện nay. Nếu có đối tượng nhắn tin, gọi điện để thực hiện hành vi tương tự như nêu trên, không riêng với mặt hàng nội thất, cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.

tin mới

Buôn ma túy, mẹ và con gái cùng ngồi tù

Buôn ma túy, mẹ và con gái cùng ngồi tù

(Baonghean.vn) - Ngày 10/5, TAND tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm hình sự Lô Thị Tuyết (SN 1962, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương), Vi Thị Nhung (SN 1993, con gái Tuyết) và Nguyễn Thị Hiền (SN 1980, trú xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu) về tội mua bán trái phép chất ma tuý.

Bắt giam đối tượng dùng clip 'nóng' để tống tiền

Bắt giam đối tượng dùng clip 'nóng' để tống tiền

Để có tiền tiêu xài, Toàn lập nhiều tài khoản mạng xã hội, rồi tải hình ảnh và clip nhạy cảm liên quan đến các cô gái trẻ. Sau đó, kết bạn với nhiều nam giới rồi nhắn tin, gửi cho họ các hình ảnh, clip có nội dung khiêu dâm và tống tiền.

Huyện Hưng Nguyên đối thoại với các hộ dân trước khi cưỡng chế bàn giao đất cho nhà đầu tư thực hiện Dự án VSIP

Huyện Hưng Nguyên đối thoại với các hộ dân trước khi cưỡng chế bàn giao đất cho nhà đầu tư thực hiện Dự án VSIP

(Baonghean.vn) - Ngày 10/5, UBND Hưng Nguyên tổ chức đối thoại, vận động 8 hộ dân trên địa bàn xóm Phúc Long (Hưng Tây), chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An (gọi tắt là Dự án VSIP Nghệ An).

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trả lời kiến nghị cử tri Nghệ An về Dự án sửa chữa, nâng cấp đê Lương - Yên - Khai

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trả lời kiến nghị cử tri Nghệ An về Dự án sửa chữa, nâng cấp đê Lương - Yên - Khai

(Baonghean.vn) - Dự án sửa chữa, nâng cấp đê Lương - Yên - Khai, huyện Thanh Chương đã triển khai từ năm 2011, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư, nguồn vốn thực hiện dự án từ nguồn hỗ trợ của Trung ương để khắc phục hậu quả mưa lũ.

Khó khăn chồng chất khi chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 1A

Khó khăn chồng chất khi chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 1A

(Baonghean.vn) - Sau khi Chính phủ bổ sung 1.275 tỷ đồng cho Nghệ An giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án mở rộng Quốc lộ 1A, UBND tỉnh cũng đã thành lập ban chỉ đạo, và đôn đốc các địa phương gấp rút triển khai. Tuy vậy, việc thực hiện đến nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Vai trò tổ liên ngành trong giải quyết đơn thư, tranh chấp ở Quỳ Hợp

Vai trò tổ liên ngành trong giải quyết đơn thư, tranh chấp ở Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở ban hành các quy chế phối hợp, tổ công tác liên ngành xử lý, giải quyết các đơn thư, tranh chấp, vụ việc phát sinh trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã được thành lập, đi vào hoạt động. Đây là mô hình đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh, bước đầu cho thấy hiệu quả.