Chuyên gia: Quyết định của Trump về Golan khiến tình hình quốc tế trở nên căng thẳng

Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích quyết định của Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Vladimir Fitin đã nói về hậu quả có thể xảy ra từ động thái đó của Hoa Kỳ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố: quyết định của Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan là một bước tiếp theo tiến tới phá hủy cơ sở pháp lý quốc tế về giải quyết tình hình ở Trung Đông.

Cao nguyên Golan. Ảnh: Sputnik
Cao nguyên Golan. Ảnh: Sputnik
Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan trong cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

"Thật đáng tiếc, đây là một động thái tiếp theo nhằm phá hủy khuôn khổ pháp lý quốc tế về việc giải quyết tình hình ở Trung Đông. Quan điểm của Nga về vấn đề này vẫn không thay đổi - Cao nguyên Golan là lãnh thổ của Syria", bà Zakharova phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya 24.

Israel chiếm lãnh thổ này là kết quả của cuộc chiến năm 1967 và 14 năm sau đó xâm lược nó một cách bất hợp pháp, bà Maria Zakharova nhắc lại.

“Và tôi muốn một lần nữa lưu ý rằng nếu các chính trị gia ở Washington thích đề cập nhiều đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế đến như vậy, thì trong trường hợp cụ thể này, họ không chỉ mâu thuẫn trực tiếp với điều đó, mà họ còn vi phạm nó trực tiếp”,- bà Zakharova bổ sung.

Vladimir Fitin, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược (RISS) của Nga, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã đưa ra đánh giá của ông về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận chủ quyền của Israel đối với Golan.

"Quyết định này của Trump tiếp tục chính sách của ông về những hành động bất ngờ mà không ai có thể dự đoán trước. Việc ông tuyên bố điều này ngay bây giờ rất giống với cử chỉ ủng hộ Benjamin Netanyahu trong cuộc bầu cử sắp tới ở Israel (sẽ được tổ chức vào ngày 9/4). Người ta nói rằng đảng “Likud” của Netanyahu có thể thua trong cuộc bầu cử mà Trump mong muốn ông ta giành chiến thắng”

Vladimir Fitin  -  chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược (RISS) của Nga

Vị chuyên gia Nga cho rằng, trên thực tế, quyết định của Trump dường như không có gì thay đổi, bởi vì Golan đã nằm dưới sự kiểm soát của Israel từ năm 1967. Tuy nhiên, có lẽ, sự thừa nhận của Hoa Kỳ đối với khu vực này là lãnh thổ của Israel sẽ làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực.
Việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel được Trump công bố trước đó đã khiến cho tình hình trở nên xấu đi, gây ra các cuộc đụng độ khác giữa người Palestine và quân đội Israel.
"Tuyên bố về Cao nguyên Golan cũng gây thêm căng thẳng cho mối quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng ... Nhưng rõ ràng, Hoa Kỳ tin rằng họ có quyền làm tất cả mọi thứ trên hành tinh này mà họ thấy cần thiết, còn luật pháp quốc tế, điều đó dành cho phần còn lại của thế giới ", Vladimir Fitin kết luận.
Sau khi Trump ký văn bản công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, Canada và EU tuyên bố rằng họ vẫn không công nhận lãnh thổ này là một phần của Israel.
Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Lebanon và một loạt quốc gia khác lên án quyết định của Hoa Kỳ.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.