Còn nhiều vướng mắc

(Baonghean) - Đường 72 m và Đại lộ Vinh- Cửa Lò tuy là hai tên gọi, song cùng tuyến nối dài là những dự án trọng điểm của tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ để tranh thủ nguồn vốn. Sau nhiều năm triển khai, một số đoạn đường đã làm dở, trong khi đó các khu tái định cư vẫn chưa có khiến cuộc sống của nhiều hộ dân và các trường học thuộc diện giải tỏa không ổn định...
 
Dự án đường 72m (từ Quốc lộ 1A đến đường Trương Văn Lĩnh) do Ban Quản lý xây dựng dân dụng và hạ tầng kỹ thuật Nghệ An làm chủ đầu tư, tổng chiều dài toàn tuyến 0,99 km, rộng 72m. Tuyến đường tính đến nay sau hơn 7 năm triển khai, đã thực hiện xong bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển trả tiền bồi thường cho HTX Hồng Hoa Thái (Nghi Phú) và HTX đã bàn giao toàn bộ đất nông nghiệp cho chủ đầu tư với diện tích 38.021m2. Về phần đất ở và đất vườn, Thành phố đã tiến hành kiểm kê xong 28.200 m2, tổng số hộ phải di dời là 120 hộ, trong đó phường Quán Bàu: 13 hộ, phường Hà Huy Tập 30 hộ và xã Nghi Phú 77 hộ. Có 13 hộ nằm ven đường 3-2 nay phải di dời theo nguyện vọng là 13 hộ.
 
Tuy vậy, vướng mắc hiện nay của Dự án là vẫn chưa có khu tái định cư cho các hộ phải di dời. UBND tỉnh đã quy hoạch 2 khu tái định cư cho dự án này. Một ở khu Nam Nghi Phú do công ty Đầu tư và ứng dụng công nghệ mới Tecco làm chủ đầu tư, tổng diện tích 5 ha/ tổng số 15 ha của khu nhà ở của Dự án, (đã thỏa thuận với Công ty Tecco trả lại đất sạch 5 ha để tái định cư). Hai là khu tái định cư Bắc Nguyễn Sỹ Sách, UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần Gofl Đất Việt làm chủ đầu tư, thỏa thuận trích lại 25 lô đất sạch/100 lô để tái định cư.

Trường Tiểu học Nghi Phú trong diện giải tỏa toàn bộ,  mong sớm có địa điểm để di chuyển.

Nhưng đến nay theo báo cáo của Công ty Tecco thì mới chỉ giải phóng bồi thường được 1/2 diện tích (bố trí được cho 50 hộ). Diện tích này đang san nền và làm hạ tầng chưa xong. Đường 24 m vào khu tái định cư do Ban Quản lý xây dựng dân dụng và hạ tầng kỹ thuật chịu trách nhiệm thi công cũng chưa xây dựng. Chủ đầu tư Tecco cho biết, sở dĩ chưa giải phóng được 100 ngôi mộ là do chưa có địa điểm để di dời. Mới đây, số mộ nói trên mới được dự kiến bố trí vào khu nghĩa địa đồng Nhà Văn - Nghi Phú, nhưng hiện đang làm thủ tục thu hồi đất mở rộng nghĩa địa ở đây thì mới di dời vào được.
 
Còn Khu tái quy hoạch tái định cư Bắc Nguyễn Sỹ Sách, hiện nay chủ đầu tư vẫn chưa triển khai xong hạ tầng kỹ thuật và theo Công ty Gofl Việt cho biết, dự kiến đến tháng 3/2012 mới làm xong. Như vậy, Dự án đường 72 m hiện nay vẫn chưa có các khu tái định cư cho các hộ dân, dù chủ trương "đổi đất lấy hạ tầng" được triển khai từ lâu, các chủ đầu tư cũng đã bán hết đất thuộc phần được hưởng của mình.
 
Còn Dự án Đại lộ Vinh- Cửa Lò rộng 160 m, nối tiếp với đường 72m chạy từ Đại lộ 3-2 xuống Cửa Lò đi qua Thành phố Vinh 3,4 km hiện cũng chưa giải phóng mặt bằng được và chưa có khu tái định cư cho các trường học và 350 hộ bị ảnh hưởng. Đại lộ Vinh- Cửa Lò hiện đã xây dựng gần hoàn chỉnh một đoạn từ Đại lộ 3-2 đường Trương Văn Lĩnh (Nghi Phú).
 
Ông Đinh Xuân Bình- Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Vinh, cho biết: Hiện đất nông nghiệp ở dự án này cơ bản đã được kiểm kê xong, đang  lập phương án chi tiết. Phần đất ở và đất vườn, mới kiểm kê được 80/350 hộ bị ảnh hưởng. Khó khăn hiện nay là chưa có đất để tái định cư cho 350 hộ phải di dời (150 hộ của Nghi Phú và 200 hộ của Nghi Đức). Đồng thời phải di dời Trường Tiểu học Nghi Phú và Trường Trung học cơ sở Nghi Phú nhưng cũng chưa có địa điểm. Đại lộ Vinh - Cửa Lò cũng phải di dời 500 ngôi mộ với diện tích 11.600m2.
 
Việc giải phóng mặt bằng lâu nay vốn khó khăn, vướng mắc nhưng khi nhà đầu tư cùng vào cuộc, chi trả tiền cho người dân thì các cấp, các ngành vẫn chưa phối hợp để có được khu tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng, khiến cho cuộc sống các hộ dân này rất khó khăn. Tháng 9, mưa lụt khắp nơi, khu vực khối 3 phường Hà Huy Tập thuộc diện di dời đã ngập nặng, nhà cửa của nhiều gia đình do không sửa chữa, xây mới nên nhà xập xệ, tường rào bao quanh nhà nhiều chỗ đã sập xuống. Thậm chí một số hộ đã đóng cửa không ở nữa do bị ngập nước nặng.   
 
Nằm trong diện chịu ảnh hưởng, Trường Trung học cơ sở Nghi Phú cũng bị mất 1/3 diện tích khuôn viên. Dự kiến nhà trường sẽ đề nghị cấp thêm diện đất tích nông nghiệp phía sau trường để xây dựng các phòng học bị mất, nhưng hiện nay tình trạng đất nông nghiệp đang bị người dân bán trao tay khá nhiều. Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Phú, thầy Dương Xuân Hồng cho rằng: "Thành phố cần sớm đền bù đất cho dân và sớm có chủ trương kế hoạch cụ thể về xây dựng, mới đảm bảo cho việc dạy và học của nhà trường. Ngay cả việc thu hồi đất nông nghiệp của dân nếu không tiến hành sớm, bà con bán hết, sẽ càng khó cho việc đền bù".
 
Cô giáo Phạm Thị Ái- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghi Phú - trường bị mất hoàn toàn diện tích do làm Đại lộ Vinh- Cửa Lò, cho biết: "Hiện nay Trường Tiểu học Nghi Phú gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng từ việc giải tỏa. Là Trường chuẩn Quốc gia nhưng thực tế trường đang thiếu nhiều phòng học, lại không được xây dựng cũng như hoàn thiện các cơ sở vật chất khác vì phải di dời. Nhà trường mong được ổn định sớm".
 
Sự chậm trễ trong việc tìm kiếm quĩ đất tái định cư cho các trường học cũng do nguyên nhân: Dự kiến xã Nghi Phú sẽ chia thành 2 xã, lại chưa rõ ranh giới chia tách, do đó xã Nghi Phú cũng đang chần chừ trước việc lựa chọn địa điểm. Sự chậm trễ nói trên càng khiến cho phụ huynh, nhà trường và cả học sinh phải lo lắng, ảnh hưởng đến dạy và học.
 
Hiện Thành phố Vinh đã có văn bản gửi Thường trực Thành ủy về việc chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ làm hạ tầng, khu tái định cư cho đường 72 m và Đại lộ Vinh- Cửa Lò. Về trường Tiểu học và Trường THCS Nghi Phú, thành phố giao cho xã Nghi Phú chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý Đô thị và Phòng Giáo dục - Đào tạo để khảo sát lựa chọn địa điểm trên địa bàn. Hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư để năm 2012 tiến hành xây dựng. Văn bản là thế nhưng thực tế chưa biết bao giờ mới có các khu tái định cư cho người dân để giải phóng mặt bằng.

Châu Lan

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….