Đông Âu gia tăng chi tiêu quốc phòng

(Baonghean) - Thứ Hai, ngày 13/4, Viện Quốc tế Nghiên cứu về hòa bình ở Stockholm (SIPRI) công bố cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraina đã khiến các khoản chi tiêu dành cho quốc phòng của Nga và các nước ở Đông Âu buộc phải thay đổi.
Mộp lễ duyệt binh ở Rumani. 	Ảnh: AP
Mộp lễ duyệt binh ở Rumani. Ảnh: AP
Theo thống kê của SIPRI, Mỹ vẫn là quốc gia dành đầu tư nhiều nhất cho quốc phòng. Nhưng những chi phí này trong năm 2014 đã giảm 6,5% so với năm 2013, chỉ còn 610 tỷ USD. Mặc dù có giảm nhưng mức đầu tư vào quốc phòng của Mỹ vẫn cao hơn 45% so với thời điểm trước khi xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001.
Ngay sau vị trí của Mỹ là Trung Quốc với  số tiền 216 tỷ USD dành cho quân sự, tăng 9,7% so với năm trước. Còn Nga đứng vị trí thứ 3 với số tiền 84,5 tỷ USD. Nhưng có vẻ như các khoản ngân sách dành cho quân sự của xứ sở Bạch Dương vẫn còn tăng lên nữa, nhất là khi tình hình chiến sự ở miền đông Ukraina chưa được giải quyết dứt điểm.
Các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ trong năm 2014, các khoản chi phí dành cho việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Nga tăng 8,1%. Trong mấy tháng đầu năm 2015, các khoản đầu tư cho quân sự ở Nga tiếp tục tăng thêm 15%. Dường như cuộc xung đột ở Ukraina khiến cho nhiều quốc gia ở Trung Âu, ở vùng Baltic và ở cả Bắc Âu đang phải xem xét lại chính sách quốc phòng của mình.
Ông Sam Perlo Freeman, một trong những chuyên gia của SIPRI cho biết “Cuộc khủng hoảng ở Ukraina đã thay đổi căn bản tình hình an ninh ở châu Âu”. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà quan sát mới chỉ ghi nhận các nước láng giềng của Nga thay đổi về chi tiêu quân sự.
Về các nước Đông Âu, trong năm 2014, Ukraina đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 4 tỷ USD, tương đương tăng 23% so với năm trước đó. Con số này được sự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015. Ba Lan cũng cho tăng chi tiêu quốc phòng lên 13% vào năm 2014, đồng thời dự kiến tăng lên 38% vào năm 2015.
Trong khi đó, nhìn chung các nước trên thế giới đều đang giảm các khoản chi tiêu quốc phòng của nước mình. Đây là năm thứ 3 liên tiếp SIPRI ghi nhận việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của các nước. Bằng chứng là các khoản đầu tư quân sự trong năm 2014 giảm 0,4% so với năm trước, tương đương với 1.1776 tỷ USD. SIPRI cho biết “Các quốc gia như Mỹ và Tây Âu liên tục cắt  giảm các khoản chi tiêu quốc phòng trong những năm gần đây, nhưng phần còn lại của thế giới vẫn duy  trì trong năm 2014, mặc dù các khoản chi tiêu quốc phòng tại Mỹ Latinh vẫn không thay đổi đáng kể”.
Tại châu Phi, chi tiêu quân sự tăng 5,9% trong khi ở châu Á và châu Đại Dương tăng 5%. Riêng tại châu Á, Trung Quốc được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi tiêu dành cho quốc phòng tại khu vực khi nước này dành khoảng 2% và 2,2% GDP dành cho quốc phòng trong 10 năm vừa qua.
Chu Thanh 
Theo Le Monde 13/4

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.