Đông Nam Á đối mặt với rủi ro khó lường từ thủy điện

Theo Hồng Quang (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Thủy điện trên sông Mekong đem lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng rủi ro có thể lớn hơn lợi ích đó.

Các công trình đập thường tác động xấu tới hệ sinh thái thủy sinh và ảnh hưởng tới sinh kế cho dân cư xung quanh khu vực sông hồ. Vấn đề này trở nên cấp bách ở các nước Đông Nam Á dọc sông Mekong, bởi nơi đây tập trung nhiều công trình thủy điện.

Các đập thủy điện trên sông Mekong đang ảnh hưởng đến trữ lượng cá và làm xói mòn độ phì của đất, thậm chí có thể gây nguy hại đến tương lai hệ sinh thái của dòng sông này.

Đặt cược vào thủy điện, Đông Nam Á đối mặt với rủi ro khó lường. (Ảnh minh họa: CNBC)
Đặt cược vào thủy điện, Đông Nam Á đối mặt với rủi ro khó lường. (Ảnh minh họa: CNBC)
Lợi bất cập hại

Ước tính vào năm 2040, sẽ có 11 đập chính và hơn một trăm đập nhánh được quy hoạch xây dựng trên sông Mekong để khai thác thủy điện trong bối cảnh nhu cầu điện tăng cao.

Lào thu được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư thủy điện và mong muốn xuất khẩu điện sang các nước láng giềng. Theo Hiệp hội Thủy điện Quốc tế, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, Lào thu về khoảng 975 triệu USD từ xuất khẩu điện.

Tình trạng thiếu điện ở Đông Nam Á khiến thủy điện được lựa chọn là một nguồn năng lượng sạch, hấp dẫn và là một nguồn thu có giá trị. Tuy nhiên, các nhà môi trường cho rằng thủy điện có thể “lợi bất cập hại”.

Sông Mekong được ví như ngôi nhà của rất nhiều loài cá và chúng thường di chuyển lên thượng nguồn để đẻ trứng. Tuy nhiên, các con đập và hồ chứa trên sông trở thành những vật cản đường và hệ lụy là làm gián đoạn vòng đời của cá.

Báo cáo hồi tháng 4/2018 của Ủy ban sông Mekong đánh giá, dự trữ thủy sản khu vực sông Mekong có thể giảm tới 40% do các dự án thủy điện.

Các chuyên gia cảnh báo, đập thủy điện làm giảm lượng trầm tích chảy xuống hạ lưu, giảm độ phì của đất. Nếu không có trầm tích, hai bên bờ của các con sông và kênh rạch sẽ bị xói mòn, cuốn theo nhà cửa, cây trồng và cơ sở hạ tầng ven sông.

Ông Marc Goichot, chuyên gia về nước của Chương trình Mekong Mở rộng thuộc Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn Cầu (WWF) cho rằng: Dòng trầm tích rất quan trọng đối với hệ sinh thái của một dòng sông và nếu thay đổi dòng chảy của trầm tích, sẽ xuất hiện một dòng sông khác.

Chuyên gia WWF cho rằng, trước khi con đập đầu tiên được xây dựng vào năm 1990, mỗi năm sông Mekong đã đem lại 160 triệu tấn trầm tích. Nhưng năm 2014, con số này đã giảm hơn một nửa. Các con đập đã nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng, buộc các hộ dân phải tái định cư nơi khác.

Ông Mats Eriksson, giám đốc cấp cao của Ban quản lý nguồn nước xuyên biên giới của Viện Nước Quốc tế Stockholm cảnh báo: Nếu lượng trầm tích hàng năm về vùng đồng bằng bị sụt giảm thì xói mòn từ biển sẽ gia tăng, do vậy nguy cơ mất đất là hiện hữu.

Những người ủng hộ thì lý giải thủy điện là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Richard Taylor, giám đốc điều hành của Hiệp hội Thủy điện Quốc tế lập luận: “Các dự án thủy điện có thể thúc đẩy phát triển bền vững toàn diện của xã hội nếu các dự án đó có chiến lược phù hợp và được xây dựng và vận hành một cách bền vững”.

Vị chuyên gia này cho rằng, những dự án thủy điện được quy hoạch hợp lý thì dù ở quy mô nào có thể mang lại “lợi ích ròng” cho hành tinh, cộng đồng xung quanh và hệ thống năng lượng và nước.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2017 của Oxfam, lợi ích kinh tế mà thủy điện đem lại thường được “nói quá”. Những giá trị thuần hiện tại mà các con đập được quy hoạch xây dựng là âm 7,3 tỷ USD.

Các nhà phê bình lên án việc thủy điện ảnh hưởng đến an ninh lương thực và năng suất nông nghiệp do dòng chảy trầm tích sụt giảm. Dẫn tới nghèo đói gia tăng cũng như những tác động của biến đổi khí hậu.

Báo cáo của Ủy ban sông Mekong chỉ rõ, điều này có thế làm suy giảm tăng trưởng kinh tế ở cả các quốc gia sông Mekong phía hạ lưu Trung Quốc.

Hiểm họa khó lường

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Việt Nam mong muốn các quốc gia thượng lưu sông Mekong áp dụng chính sách phù hợp để khai thác dòng sông này, đặc biệt là việc xây dựng đập thủy điện, để đảm bảo quyền lợi đối với các nước hạ lưu như Việt Nam.

Các con đập tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường nếu các nước đang phát triển thiếu quy hoạch bài bản và phương án sẵn sàng cho sự cố.

Bằng chứng rõ nhất là sự cố vỡ đập thủy điện ở tỉnh Attapeu (Lào) vào tháng trước. Hậu quả là hàng trăm người mất tích, và nhiều ngôi làng bị nhấn chìm.

Theo ông Mats Eriksson của Viện Nước Quốc tế Stockholm, các cấu trúc của thủy điện ở châu Á cần phải được cải thiện và việc tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt là cần thiết.

Trước những mối nguy hiểm hiện hữu, nhiều người cho rằng các chính phủ nên chuyển sang lựa chọn năng lượng tái tạo ít rủi ro hơn.

Ông Eyler của tổ chức nghiên cứu chính sách Stimson Center nhận định: "Các công nghệ mới nổi như năng lượng mặt trời, gió và sinh khối có tiềm năng rất lớn và có thể thay thế một số đập tiềm ẩn nguy cơ sự cố".

Chuyên gia này cho rằng, Việt Nam là quốc gia chịu thiệt thòi nhiều nhất do tác động của các đập ở thượng lưu sông Mekong, đồng thời khuyến nghị Việt Nam nên đa dạng hóa các nguồn năng lượng mặt trời, gió và sinh khối.

Mekong là dòng sông dài thứ 10 trên thế giới và được đánh giá là ngư trường nước ngọt lớn nhất thế giới. Sông Mekong chảy qua 6 quốc gia, gồm Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc.

Sông Mekong đứng thứ 2 chỉ sau sông Amazon về đa dạng sinh học và có giá trị kinh tế rất lớn. Dòng sông này chiếm 25% lượng nước ngọt toàn cầu và có tới 60 triệu người kiếm sống từ nghề cá và trồng trọt dọc theo sông này.

tin mới

Cao tốc Bắc Nam đoạn qua Nghi Lộc đã hoàn thành. Ảnh: Trân Châu

Kiểm tra an toàn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước ngày thông xe

(Baonghean.vn) - Chỉ còn vài ngày nữa là thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Cùng với tinh thần làm việc không quản ngày đêm của các nhà thầu, các đoàn công tác của Bộ Giao thông cũng có mặt tại đây kiểm tra chất lượng và tiến độ về đích của công trình.

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

(Baonghean.vn) - Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai và lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch các hạng mục đầu tư; cũng như quản lý các dự án, quản lý đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Nút giao lên xuống giữa cao tốc Bắc Nam với đường N5, xã Nghi Phương, Nghi Lộc

Dịp 30/4, phương tiện di chuyển trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt thế nào?

(Baonghean.vn) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng chiều dài 49,3 km, trong đó đoạn qua địa phận Nghệ An là 44,4 km và Hà Tĩnh 4,9 km. Theo kế hoạch, vào ngày 28/4/2024 sẽ khánh thành và thông xe kỹ thuật để phục vụ người dân sẽ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5.

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.