E ngại Donald Trump, người nhập cư trái phép không dám rời khỏi Mỹ

Những người nhập cư trái phép vào Mỹ khi còn là trẻ em được cảnh báo không nên ra nước ngoài sau thời điểm ông Trump tuyên thệ nhậm chức.
Theo AP, nhiều nhà tư vấn, luật sư và các trường đại học đã bày tỏ quan ngại rằng, ngay khi lên nhậm chức ngày 20/1, ông Trump sẽ thay đổi chính sách của Tổng thống Barack Obama cho phép những thanh niên nhập cư trẻ có thể được đi nước ngoài vì lý do nhân đạo, giáo dục hoặc tìm công việc khác. Theo họ, điều này có thể dẫn tới việc, những thanh niên này sau khi đi nước ngoài sẽ bị cấm quay trở lại Mỹ. 
Hai sinh viên Mỹ gốc Mexico bàn thảo về việc đi ra nước ngoài trước thời điểm ông Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1 tới. Ảnh: AP
Hai sinh viên Mỹ gốc Mexico bàn thảo về việc đi ra nước ngoài trước thời điểm ông Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1 tới. Ảnh: AP
Trump trấn an người nhập cư trái phép
“Chúng tôi khuyến nghị rằng, mọi chuyến đi ra nước ngoài của họ cần phải hoàn tất trước ngày 20/1 phòng trường hợp có sự thay đổi nhanh chóng về luật và các quy định khác”, bà Angelica Salas, Giám đốc Điều hành Liên minh vì Quyền Nhập cư Nhân đạo tại Los Angeles nói: “Chúng tôi không muốn để họ phải đối mặt với tình hình bất ổn trong trường hợp họ không được phép quay trở lại Mỹ”.
Trước đó, trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump luôn coi nhập cư trái phép là vấn đề then chốt và từng cam kết sẽ xây một bức tường dọc biên giới Mexico để ngăn chặn người nhập cư nước này tràn vào Mỹ cũng như đẩy hàng triệu người nhập cư trái phép ra khỏi Mỹ.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn gần đây trên tạp chí Time, ông Trump đã bày tỏ cảm thông với hơn 714.000 người thuộc chương trình Tạm hoãn Thi hành Lệnh trục xuất những người đến Mỹ từ thời Thơ ấu (DACA) dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama.
“Chúng tôi sẽ tìm cách để những người này được hạnh phúc và cảm thấy tự hào. Họ được đưa đến Mỹ từ khi còn rất nhỏ và đã học tập và làm việc tại đây. Nhiều người trong số họ là những sinh viên tốt và có được công ăn việc làm tử tế. Dù vậy, họ vẫn cảm thấy bất an vì không biết điều gì sẽ xảy ra”, ông Trump nói.
Vẫn còn nhiều nghi ngại
Tuy nhiên, những tuyên bố trấn an của ông Trump cũng không khiến nhiều người nhập cư cảm thấy hết lo ngại. Cô Nancy Lopez-Ramirez, một sinh viên 20 tuổi sinh ra tại Mexico và được đưa đến Mỹ khi cô lên 4 tuổi, đang lên kế hoạch đi ra khỏi Mỹ cùng với lớp của mình cho biết, cô rất vui vì nhóm của mình sẽ quay trở lại Mỹ vào ngày 15/1.
“Mẹ tôi nói với tôi rằng, bà rất lo lắng không biết tôi có trở về được không. Ban đầu, tôi cũng đã phải đắn đo rất nhiều nhưng tôi nghĩ rằng chuyến đi này là rất đáng phải đi”, cô Nancy Lopez-Ramirez tuyên bố.
Không chỉ có những sinh viên nhập cư, nhiều trường đại học của Mỹ như Đại học New York hay Đại học California đã khuyến nghị những người quản lý trường cần thông báo với các sinh viên thuộc chương trình DACA cần phải quay về nước trước ngày lễ nhậm chức của ông Trump.
“Ông Trump có thể dỡ bỏ chương trình DACA ngay khi nhậm chức bằng “một biên bản ghi nhớ” giống như khi ông Obama cho áp dụng chương trình này”, ông William Stock, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư vì Người nhập cư Mỹ cho biết.
Ông William Stock cũng cảnh báo, những người thuộc chương trình DACA không nên tính đến chuyện ra nước ngoài du lịch hoặc làm ăn, trừ trường hợp cực kỳ cần thiết.
Người phát ngôn Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ Anthony Bucci tuyên bố, họ “chưa thể đưa ra thời điểm cụ thể” về việc khi nào các nhân viên của Cục có thể từ chối cho những người thuộc chương trình DACA nhập cảnh vào Mỹ nếu ông Trump quyết định dỡ bỏ chương trình này.
Theo thống kê của Sở Di trú Mỹ, đến ngày 31/12/2015, có hơn 22.300 người thuộc chương trình DACA đã được chấp thuận “ân xá” và có quyền đi ra khỏi nước Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump cho rằng, chương trình DACA là một “lệnh ân xá phi pháp”.
Bà Tatyana Kleyn, một nhân viên tại Đại học New York đang đứng ra tổ chức một chuyến thăm Mexico sắp tới cho biết, ngày càng có nhiều sinh viên quan tâm đến chuyến đi này, nhất là sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
“Mỗi xe bus của chúng tôi chỉ chở được 18 người nhưng chúng tôi sẽ phải chở 20 người. Dường như đối với nhiều các sinh viên đây là cơ hội cuối cùng để họ có thể ra khỏi Mỹ”./.
Theo VOV

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.