Gần 4.000 ha mía ở Tân Kỳ được trồng, chăm sóc bằng cơ giới

(Baonghean.vn) - Với chủ trương chuyển đổi ruộng đất, hình thành vùng thâm canh mía tập trung đã tạo điều kiện cho bà con huyện Tân Kỳ áp dụng phương thức sản xuất bằng cơ giới hóa. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 3.785 ha mía nguyên liệu được trồng, chăm sóc bằng máy.

Huyện Tân Kỳ có hơn 6.000 mía, cung cấp nguyên liệu cho Công ty Cổ phần mía đường Sông Con. Những năm qua, huyện đã chỉ đạo các địa phương tích cực chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện cho bà con thâm canh mía trên thửa ruộng lớn.

Bốc xếp giống mía lên máy trồng đa năng. Ảnh: Xuân Hoàng
Bốc xếp giống mía lên máy trồng đa năng. Ảnh: Xuân Hoàng

Theo ông Nguyễn Bá Quý - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần mía đường Sông Con cho biết: Thực trạng vùng nông thôn hiện nay thiếu lực lượng lao động, bởi con em đi làm ăn xa, do vậy trong 3 năm nay Công ty có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người trồng mía đầu tư mua máy trồng đa năng để thâm canh mía là rất cần thiết.

Đến nay, trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã có 47 máy trồng mía đa năng công suất lớn, trong đó 45 chiếc do người dân đầu tư, 2 chiếc của Công ty Cổ phần mía đường Sông Con đầu tư. Với số lượng máy trên, đủ năng lực phục vụ diện tích đất bà con đã đăng ký trồng mía bằng máy với công ty là 3.785 ha.

Hiệu quả cho thấy, đưa cơ giới vào thâm canh mía đã giảm công sức lao động cho con người, đẩy nhanh tiến độ trồng mía hàng năm, đặc biệt năng suất mía tại những vùng trồng bằng máy đạt trên 80 tấn/ha, người trồng mía đã thực sự có lãi.

Chiếc máy trồng mía đa năng này kết hợp 4 yếu tố: cày đất, phay đất, bón phân và đặt lấp giống mía. Một chiếc máy có thể trồng được 1,5 ha/ngày. Ảnh: Xuân Hoàng
Chiếc máy trồng mía đa năng này kết hợp 4 yếu tố: cày đất, phay đất, bón phân và đặt lấp giống mía. Một chiếc máy có thể trồng được 1,5 ha/ngày. Ảnh: Xuân Hoàng

Ông Quý cho biết thêm, khi diện tích mía trồng tập trung chiếm phần lớn trong vùng nguyên liệu mía của nhà máy, Công ty Cổ phần mía đường Sông Con sẽ đầu tư mua máy thu hoạch, bốc xếp mía, phục vụ bà con, khi đó người trồng mía sẽ bớt khó nhọc trong quá trình thu hoạch mía.

Tuy nhiên để làm được điều này, chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất, tạo vùng trồng mía tập trung quy mô lớn để đáp ứng công suất máy hoạt động.

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.