Giá nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng trên 50%

Trong 60,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt được trong 8 tháng qua, yếu tố giá tăng đã đóng góp gần 4 tỷ USD.
 
Nhập siêu giảm nhẹ
 
Theo Báo cáo của Bộ Công Thương tại buổi giao ban trực tuyến công tác tháng 8/2011 vừa diễn ra, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tháng 8 chỉ đạt khoảng 8,3 tỷ USD, giảm 11% so với tháng 7/2011, nhưng vẫn tăng 19,6% so với tháng 8/2010. Tính chung 8 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 60,8 tỷ USD, tiếp tục tăng 33,7% so với cùng kỳ.

Xét theo nhóm hàng, so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản đạt trên 13,06 tỷ USD, tăng 37,6% và chiếm tỷ trọng 21,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
 
Mức tăng xuất khẩu của nhóm nhiên liệu, khoáng sản là 45,1% khi đạt khoảng 7,53 tỷ USD và chiếm tỷ trọng 12,4%. Còn nhóm hàng hóa khác ước đạt 9,67 tỷ USD, tăng 62,4% và chiếm tỷ trọng gần 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

  Giá của nhiều nông sản tăng cao đã khiến kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể.

Ảnh: minh họa - Internet

Thời gian qua, không chỉ có giá dầu thô tăng 44,9%, than đá tăng 20,4%..., mà giá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu như nhân điều tăng tới 47,7%, cà phê tăng 53,9%, hạt tiêu tăng 67,8%, gạo tăng 4,3%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 28,2%, cao su tăng 57,3%... "Riêng yếu tố tăng giá làm kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 3,95 tỷ USD”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá.
 
Với kim ngạch nhập khẩu trong 8 tháng ước đạt 67,0 tỷ USD tăng 25,4% so với cùng kỳ, nhập siêu 8 tháng khoảng 6,21 tỷ USD, chiếm 10,21% kim ngạch xuất khẩu, giảm nhẹ so với 7 tháng là 10,3%.
 
Sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm
 
Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong 8 tháng tuy vẫn tăng 7,3%, nhưng tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu chậm lại vì cùng kỳ năm 2010 mức tăng này là 13,7% so với 2009.
 
Còn theo số liệu vừa được công bố bởi Tổng cục Thống kê thì tính đến ngày 1/8/2011, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng 17,8% so với cùng thời điểm năm trước.
 
Trong đó, các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 87,5%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 65,8%; sản xuất bia và mạch nha tăng 58,6%; sản xuất giày dép tăng 45,6%; sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 41,6%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 39,9%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 39,1%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện tăng 38,8%; sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 38,0%...
 
Kết quả điều tra lao động của 4.279 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (trong báo cáo tháng 8/2011 của Tổng cục Thống kê), cũng cho thấy chỉ số sử dụng lao động tháng qua ước chỉ tăng 0,5% so với tháng trước. Số lao động trong tháng này còn giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2010. Cụ thể, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 7,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 2,9% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,5%.
 
Tháng 8, trong ba ngành công nghiệp cấp I, duy nhất có lao động ngành khai thác mỏ tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cùng lao động ngành sản xuất, phân phối điện, ga và nước có mức giảm tương ứng là 4,6% và 6,9%.

Theo Vneconomy

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….