Công khai sai thông tin, trường có thể bị đình chỉ tuyển sinh

Cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học nếu đăng sai thông tin đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng, thu chi tài chính sẽ bị phạt. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho dự thảo thông tư Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thay thế cho thông tư năm 2009. Theo đó, các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông, giáo dục chuyên biệt, giáo dục thường xuyên, đại học và cao đẳng - trung cấp sư phạm là đối tượng trực tiếp của dự thảo trên. 

Ba nội dung trường cần công khai gồm: cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng, thu chi tài chính. Dự thảo thông tư mới có điều chỉnh và bổ sung một số điều cụ thể.

cong-khai-sai-thong-tin-truong-co-the-bi-dinh-chi-tuyen-sinh

Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các cơ sở giáo dục phải công khai thu chi hàng năm trên trang thông tin điện tử của trường. Ảnh minh họa: Quý Đoàn

Về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, giống thông tư năm 2009, dự thảo mới quy định trường phải công khai mục tiêu đào tạo dự kiến và số lượng học sinh học tập thực tế ở cơ sở; điều kiện về đối tượng tuyển sinh...

Với bậc phổ thông, trường cần thêm số liệu học sinh học 2 buổi/ngày và thay đổi thông tin từ đơn thuần là "số học sinh xếp loại theo hạnh kiểm, học lực", sang kết quả đánh giá định kỳ cuối năm học về năng lực, phẩm chất, học lực của người học. Điều này phù hợp với sự đổi mới - bỏ chấm điểm thường xuyên trong cách đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư 30 (năm 2014) và Thông tư 22 (năm 2016).

Số liệu về học sinh được công nhận tốt nghiệp, thi đỗ đại học - cao đẳng, đạt giải các kỳ thi (bậc trung học), tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ việc làm sau một năm ra trường (với đại học), vẫn yêu cầu được công khai.

Về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, các trường cần thông tin cụ thể về số lượng và diện tích phòng học, phòng chức năng, phòng nghỉ nội trú - bán trú tính bình quân trên một học sinh; số lượng và trình độ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên... Ngoài ra, dự thảo mới yêu cầu công khai thêm số liệu trang thiết bị dạy học tối thiểu trường hiện có và còn thiếu so với quy định.

Về thu chi tài chính, giống Thông tư 2009, dự thảo mới quy định cơ sở giáo dục công lập công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước...

Cơ sở giáo dục ngoài công lập phải thông báo mức thu học phí, lệ phí, khoản thu khác theo từng năm, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ, các khoản thu từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước.

Học phí và các khoản thu khác từ người học được yêu cầu thông báo mức thu, dự kiến cho 2 năm học tiếp theo với bậc mầm non và phổ thông, cho cả khóa học với bậc đại học.

Các khoản chi theo từng năm học cũng được dự thảo liệt kê, yêu cầu công khai rõ ràng. Cụ thể, các khoản gồm: chi lương, chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội họp, hội thảo, chi tham quan học tập trong nước và nước ngoài, mức thu nhập hàng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất); mức chi thường xuyên/học sinh, sinh viên; chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị.

Thông tin công khai được đăng trên website của nhà trường và niêm yết tại cơ sở giáo dục vào tháng 6 hàng năm, cập nhật vào đầu năm học hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan. Đối với những học sinh tuyển mới, nhà trường phải phổ biến, phát tài liệu cho phụ huynh học sinh trước khi tuyển sinh.

Đặc biệt, dự thảo Thông tư mới bổ sung quy định về xử lý vi phạm hành vi công khai số liệu sai sự thật, không đầy đủ nội dung, hình thức, thời gian quy định. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm tùy theo tính chất, mức độ mà xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng - trung cấp sư phạm, ngoài hình thức xử lý trên còn có thể bị tước quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh hoặc đình chỉ tuyển sinh.

Theo VNE

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.