Internet Việt Nam thuộc nhóm chậm nhất châu Á – Thái Bình Dương

Theo báo cáo mới nhất về thực trạng Internet toàn cầu quý III/2014 của Akamai, tốc độ Internet Việt Nam thuộc nhóm chậm nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC).
Akamai, một hãng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có trụ sở tại Mỹ, vừa phát hành báo cáo Thực trạng Internet toàn cầu quý III/2014. Trên thế giới, tốc độ kết nối trung bình giảm 2,8% so với quý trước đó, xuống còn 4,5 Mbps trong khi tốc độ kết nối cao nhất giảm 2,3% còn 24,8 Mbps.
Tốc độ kết nối Internet trung bình (cột 2) và tốc độ kết nối cao nhất (cột 3) tại khu vực APAC trong quý III/2014. Nguồn: Akamai
Tốc độ kết nối Internet trung bình (cột 2) và tốc độ kết nối cao nhất (cột 3) tại khu vực APAC trong quý III/2014. Nguồn: Akamai
Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng, Nhật Bản cùng Hàn Quốc và Hồng Kong chiếm 3 vị trí đầu bảng, trong khi Ấn Độ là nước “bét bảng” với kết nối trung bình 2.0 Mbps.
Kết quả của Việt Nam không hề khả quan khi đứng gần cuối bảng trong mọi tiêu chí. Cụ thể, theo Akamai, tốc độ kết nối trung bình của Việt Nam là 2,5 Mbps, giảm 12% so với quý II/2014, chỉ xếp trên Phillipines (2,5 Mbps) và Ấn Độ (2.0 Mbps). Về tốc độ kết nối cao nhất, nước duy nhất Việt Nam “qua mặt” là Ấn Độ (13,9 Mbps so với 16,6 Mbps). Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2013, tốc độ trung bình và cao nhất của nước ta đều tăng, lần lượt là 22% và 38%.
Về kết nối băng rộng tốc độ cao (>10 Mbps), Phillipines và Việt Nam nắm tay nhau đứng vị trí chót bảng vì có tỉ lệ sử dụng chưa đầy 1%. Về kết nối băng rộng (>4 Mbps), Việt Nam đứng trên 2 nước là Phillipines (8,8%) và Ấn Độ (6,9%) nhờ tỉ lệ sử dụng 14%, tăng 218% so với quý III/2013.
Về tốc độ kết nối trên di động, Việt Nam tiếp tục đứng cuối bảng với tốc độ trung bình 1,1 Mbps và tốc độ cao nhất 7,9 Mbps, tỉ lệ đạt trên 4 Mbps chỉ là 0,4%.
Báo cáo của Akamai còn nhắc đến một tiêu chí mới là sự sẵn sàng cho nội dung 4K (Ultra HD), yêu cầu tốc độ trên 15 Mbps. Theo đó, Việt Nam đứng cuối trong bảng xếp hạng sẵn sàng cho 4K tại APAC với tỉ lệ 0,1% dù tăng 145% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo ICTnews

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.