Janet Yellen: Người 'giữ hòm tiền' tương lai của Nhà Trắng?

(Baonghean.vn) - Janet Yellen đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Mỹ đầu tiên. Bà có thể cũng sẽ là nữ Bộ trưởng Tài chính Mỹ đầu tiên trong lịch sử 232 năm qua khi ông Joe Biden chính thức nhậm chức.

Người quyền lực với giới tài chính

Thị trường chứng khoán Mỹ vốn phục hồi mạnh mẽ khi có vaccine ngừa Covid-19, đã bật tăng lên mức cao kỷ lục trước thông tin bà Janet Yellen được ông Joe Biden đề cử vào vị trí lãnh đạo Bộ Tài chính. Nếu được Thượng viện chấp thuận, bà Yellen, 74 tuổi sẽ là người  phụ nữ đầu tiên của nước Mỹ nắm giữ vị trí quan trọng được xem như “tay hòm chìa khóa” của Nhà Trắng.

Ông Joe Biden đề cử bà Janet Yellen vào vị trí lãnh đạo Bộ Tài chính Mỹ cho chính quyền mới. Ảnh: WSJ
Ông Joe Biden đề cử bà Janet Yellen vào vị trí lãnh đạo Bộ Tài chính Mỹ cho chính quyền mới. Ảnh: WSJ

Janet Yellen là gương mặt quen thuộc trên chính trường Mỹ hơn 2 thập kỷ qua. Bà đã đảm đương nhiều chức vụ quan trọng về kinh tế và tài chính trong các chính quyền từ Bill Clinton cho đến Barack Obama. Bà được ghi nhận là người đã giúp đưa ra giải pháp cho sự phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 và suy thoái sau đó.

Vị trí đưa bà lên đỉnh cao quyền lực “dưới một người trên vạn người” là khi bà nắm quyền quản lý FED dưới thời Tổng thống Barack Obama. Khi đó, Yellen nằm trong top những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Với tư cách là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, bà Yellen giành bà được sự ủng hộ từ Phố Wall, cho đến những người lao động bình thường vì chính sách ưu tiên công bằng và bình đẳng. Với một người phụ nữ đóng vai trò quyết định đến dòng tiền và sự ổn định tài chính của nền kinh tế số 1 toàn cầu hẳn nhiên phải có một hồ sơ lẫy lừng.

Janet Yellen sinh ra trong một gia đình Do Thái trung lưu ở Brooklyn, New York năm 1946. Cha bà là bác sĩ còn mẹ là giáo viên, họ đều trải qua thời kỳ suy thoái vì thế cô bé Janet đã nghe rất nhiều câu chuyện về giai đoạn đó. Bà cũng nhìn thấy các công nhân bến tàu ở Brooklyn và những người dân nghèo ra vào phòng khám của cha bà. “Tôi hiểu ra tác động mà thất nghiệp có thể gây ra đối với con người”. Có lẽ bởi vậy bà theo đuổi và nhanh chóng tìm thấy niềm đam mê trong kinh tế học.

Thời học sinh, Janet Yellen đã chứng tỏ sự thông minh, nổi trội một cách xuất sắc khi “ẵm” hết những giải thưởng trong trường, có tên trong mọi bảng danh dự, làm tổng biên tập tờ báo của trường. Bà tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Brown vào năm 1967 và tiếp tục nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Yale năm 1971. Sau đó, bà làm giáo sư giảng dạy tại một số trường đại học danh tiếng trong đó có Harvard, Trường Kinh tế London hay Đại học California tại Berkeley. Trở thành một nhà kinh tế học vào thời điểm rất ít phụ nữ tham gia vào lĩnh vực khô khan và nhiều áp lực, Janet Yellen vẫn vươn lên trở thành người quyền lực trong môi trường vốn do nam giới thống trị.

Janet Yellen từng làm nên lịch sử với tư cách là nữ chủ tịch Ngân hàng trung ương Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama. Ảnh AP
Janet Yellen từng làm nên lịch sử với tư cách là nữ Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama. Ảnh: AP

Ngay sau khi ông Joe Biden thông báo đề cử bà Janet Yellen vào ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính trong chính quyền mới, giới đầu tư trên thị trường tài chính Mỹ tỏ ra lạc quan. Thị trường tin rằng kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng trung ương của bà Yellen sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nước Mỹ vượt qua những khó khăn về kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Đồng nghiệp trong giới tài chính cũng không ngớt lời ca tụng và bày tỏ kỳ vọng khi bà nắm giữ cương vị mới.

Randall Kroszner, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh Chicago cho biết, người ở cả hai đảng đều tôn trọng Yellen bởi bà giống “một tay súng bắn thẳng”. Olivier Blanchard, cựu kinh tế trưởng có ảnh hưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, mô tả bà là người có “sự pha trộn chuyên môn hoàn hảo”. David Blanchflower, cựu thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh, so sánh Yellen như một “con hổ”, nhưng cũng là một người thỏa hiệp mà “mọi người đều thích”. Ông dự đoán rằng bà sẽ mở ra một thời kỳ “kinh tế nghiêm túc và bình lặng”.

“Những người giàu kinh nghiệm, điềm tĩnh đang chuẩn bị tiếp quản công việc sau bốn năm hỗn loạn hoàn toàn. Janet Yellen có làm điều gì đó bất thường không? Tuyệt đối không”

David Blanchflower

Trách nhiệm to lớn

Trong những năm qua, văn phòng Bộ trưởng Tài chính đã được mở rộng để đảm nhận nhiều vai trò hơn so với khi được thành lập vào năm 1789. Nếu được chấp thuận, chắc chắn bà Yellen sẽ kế thừa một trong những vị trí “khắt khe” nhất trong chính quyền sắp tới và phải đối mặt với nhiều trở ngại kinh tế “có một không hai”. Vào năm 2021, hàng loạt nhiệm vụ chưa từng có đang chờ được giải quyết, bao gồm các chương trình cứu trợ Covid-19, đề xuất thuế carbon và tiếp tục cuộc đấu dai dẳng về thương mại với Trung Quốc...

Bà Yellen cũng từng là cố vấn kinh tế cấp cao trong chính quyền Bill Clinton. Ảnh: Getty
Bà Yellen cũng từng là cố vấn kinh tế cấp cao trong chính quyền Bill Clinton. Ảnh: Getty

Với khả năng đối đầu với mọi áp lực và luôn thông báo đầy đủ về các quyết định của mình, ngay cả khi đối mặt với những bất ổn nghiêm trọng, Yellen được kỳ vọng là “trụ chống” của nền tài chính Mỹ trong giai đoạn khó khăn và phức tạp chưa từng có trong lịch sử. Bà sẽ tư vấn cho Tổng thống về cách chi tiêu nhưng quyết định cuối cùng phụ thuộc vào Quốc hội và Nhà Trắng. Bà cũng sẽ đóng vai trò là một nhà ngoại giao, kết nối với các Bộ trưởng Tài chính mà bà biết từ thời còn làm việc tại FED.

Một trong những khả năng nổi trội hơn người của Yellen là dự đoán. Năm 2007, khi hầu hết các đồng nghiệp ở FED đều cho rằng cuộc khủng hoảng nợ xấu ở Mỹ đã trôi qua, Yellen lại hoài nghi, cảnh báo bóng ma suy thoái đang lởn vởn trước mặt. Và suy thoái đã xảy ra, làm lao đao nước Mỹ, tác động lên toàn cầu. Với bối cảnh mới hiện nay, trách nhiệm nặng nề của một Bộ trưởng tài chính Mỹ không chỉ quản lý tiền thu thuế của chính phủ, tất cả các khoản “công nợ” của nhà nước mà còn giám sát các hoạt đồng tài chính tiền tệ, đồng nghĩa với việc cần nhạy bén trong việc cải tổ nền kinh tế. Theo báo chí Mỹ, bà và chồng, ông George Akerlof, đều là những nhà kinh tế học theo trường phái Keynesian. Những người theo trường phái này tin rằng các thị trường kinh tế về cơ bản có nhiều lỗ hổng và cần những quy định của chính phủ để vận hành trơn tru.

Một trong những nhiệm vụ của Bộ trưởng Tài chính Mỹ là việc thi hành các hình phạt nước ngoài. Căng thẳng Mỹ - Trung đã leo thang kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào năm 2017. Các hành động mà Trump đã thực hiện chống lại Trung Quốc bao gồm áp dụng mức thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc và hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ đối với một số công ty Trung Quốc. Yellen trong quá khứ đã thừa nhận những mối lo ngại về các hoạt động công nghiệp của Trung Quốc song lập trường chính sách của bà về Bắc Kinh ít được biết đến. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế ở Washington cho rằng bà là người ủng hộ thương mại tự do và đa phương - một dấu hiệu cho thấy bà cũng giống như nhiều người trong đội ngũ của ông Biden, sẽ là một người có tiếng nói ôn hòa.

Tổng thống đắc cử Joe Biden lắng nghe Janet Yellen phát biểu tại nhà hát The Queen, hôm 1/12/2020 ở Wilmington. Ảnh: AP
Tổng thống đắc cử Joe Biden lắng nghe Janet Yellen phát biểu tại Nhà hát The Queen, hôm 1/12/2020 ở Wilmington. Ảnh: AP

“Với tư cách là Bộ trưởng Tài chính, tôi sẽ làm việc mỗi ngày để tái hiện giấc mơ đó cho tất cả mọi người”.

Janet Yellen

Về phần mình, mặc dù trở lại chính trường một lần nữa ở tuổi 74, nhưng bà Yellen chứng tỏ tâm thế sẵn sàng và dường như chưa bao giờ từ bỏ lĩnh vực tài chính đã theo đuổi suốt nhiều năm qua. “Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Để phục hồi, chúng ta cần phải làm sống lại giấc mơ Mỹ với một xã hội mà mỗi người có thể phát huy tiềm năng của mình và ước mơ lớn hơn nữa cho thế hệ tương lai” - bà Yellen viết bài đầu tiên trên Twitter sau khi nhận được đề cử từ ông Joe Biden. “Với tư cách là Bộ trưởng Tài chính, tôi sẽ làm việc mỗi ngày để tái hiện giấc mơ đó cho tất cả mọi người”.

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.