Khó có thể phi hạt nhân hóa Triều Tiên trong một năm

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang chuẩn bị chuyến thăm tới Triều Tiên trong tuần này, giới chuyên gia bày tỏ thận trọng và cho rằng kế hoạch của chính quyền Tổng thống Trump xóa bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng trong một năm là phi thực tế và rủi ro.
Một vụ nổ lớn xung quanh khu vực gần lối vào hầm ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. Ảnh: AP
Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Ảnh: AP
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, ông Pompeo sẽ tới Bình Nhưỡng trong ngày 6/7 tới, đánh dấu chuyến thăm lần thứ ba trong vòng ba tháng tới quốc gia Đông Bắc Á này.

Đây là chuyến thăm lần đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ kể từ cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 12/6 tại Singapore, nơi mà ông Kim Jong-un cam kết “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” bán đảo Triều Tiên.

Chưa đầy 3 tuần trước, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh, Mỹ mong muốn Triều Tiên có các bước đi giải trừ hạt nhân “đáng kể” trong vòng 2 năm tới, trước khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump vào tháng 1/2021.

Giới chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân xem đây là mục tiêu lạc quan, căn cứ vào quy mô chương trình vũ khí của Triều Tiên, và lịch sử nước này vốn luôn trốn tránh và miễn cưỡng khi cho phép xác minh các thỏa thuận giải trừ hạt nhân.

Tuy nhiên hồi cuối tuần qua, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông John Bolton, đã công khai kế hoạch tham vọng một năm phi hạt nhân hóa. Khung thời gian nhanh chóng mà ông Pompeo đề xuất ngược lại hẳn với các chiến lược thận trọng, có phương pháp mà hầu hết giới chuyên gia Triều Tiên khẳng định là cần thiết để tạo ra một thỏa thuận phi hạt nhân hóa lâu dài.Giới chuyên gia cho rằng, bất kỳ thỏa thuận vững chắc nào đều yêu cầu ông Kim Jong-un minh bạch hoàn toàn về chương trình của mình, đúng vào thời điểm các thông tin tình báo nhận định, nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ nỗ lực đánh lừa Mỹ về mức độ vũ khí hoặc cơ sở ngầm của quốc gia Đông Bắc Á này.

Màn hình lớn chiếu hình ảnh cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Mỹ-Triều. Ảnh: AFP
Màn hình lớn chiếu hình ảnh cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Mỹ-Triều. Ảnh: AFP
Cho tới nay, Bình Nhưỡng và Washington chưa đàm phán về các điều khoản về việc Triều Tiên sẽ từ bỏ vũ khí của mình, do đó Bình Nhưỡng có thể sẽ tìm kiếm tầm ảnh hưởng trong các cuộc thảo luận.

Ông Daryl Kimball, giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí cho rằng: “Phi hạt nhân hóa không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Không có tiền lệ cho một quốc gia, vốn công khai thử nghiệm vũ khí hạt nhân và phát triển kho vũ khí và cơ sở hạt nhân thành một nhân tố quan trọng, như Triều Tiên trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân”.

Ông David Albright từ Viện Khoa học và An ninh Quốc tế đề xuất một chiến lược, đó là Mỹ cần thuyết phục ông Kim Jong-un công khai danh sách đầy đủ toàn bộ cơ sở và nguyên liệu trong chương trình hạt nhân của mình, trong đó có urani và plutoni.

Chuyên gia này cũng cho rằng, lãnh đạo Mỹ - Triều cần quyết định liệu có cần di dời vũ khí hạt nhân ra khỏi Triều Tiên để phá hủy chúng hay phá hủy ngay bên trong lãnh thổ nước này.

Theo các học giả thuộc trường Đại học Stanford, kể cả khi Triều Tiên hợp tác, quy mô của việc phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt, được cho là bao gồm hàng chục cơ sở hạt nhân, sẽ vẫn rất khó khăn.

Các chuyên gia này nhận định phải cần tới lộ trình 10 năm, bởi theo họ, "Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí cho tới khi an ninh của nước này được đảm bảo”./.

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.