Tránh thất thoát tài sản khi cổ phần hóa DNNN

(Baonghean) - Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2014-2015 vừa diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong 2 năm tới là tái cơ cấu DNNN, đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH).
Mục tiêu đặt ra hoàn thành cổ phần hóa 432 DNNN. Và một thông điệp mạnh mẽ đã được người đứng đầu Chính phủ phát đi với tuyên bố “Ai chần chừ trong việc tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN thì đề nghị bộ trưởng mời làm việc khác, đừng đề bạt lên cao hơn”. Điều này thể hiện quyết tâm thực hiện CPH của Chính phủ và cũng cho thấy CPH là phần việc cơ bản, quan trọng trong việc tái cơ cấu DNNN.
CPH là nhiệm vụ quan trọng nhất trong tái cơ cấu DNNN nhằm tạo nền tảng để DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, nòng cốt cho kinh tế nhà nước; nâng cao sức cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hoàn thành tốt các trọng trách được giao. Vì thế, phải bằng mọi cách đẩy nhanh tiến độ CPH hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Nhưng không vì để bảo đảm tiến độ mà CPH bằng mọi giá. Và việc đẩy nhanh tốc độ CPH một số lượng lớn DNNN trong một khoảng thời gian như vậy dấy lên mối lo ngại làm thất thoát tài sản nhà nước. Thực tế là ở các nước Đông Âu, sau khi CPH DNNN một khối lượng lớn tài sản quốc gia đã rơi vào tay một số cá nhân, khiến họ chỉ sau một thời gian rất ngắn bỗng trở thành những tỷ phú nổi tiếng toàn cầu. Còn ở nước ta, những năm đầu thập kỷ 90 ở thế kỷ trước đã thực hiện CPH với gần 4.000 DNNN và đã có nhiều tài sản của Nhà nước lọt vào tay một nhóm người. Tiêu biểu là Khu đất vàng của Kem Tràng Tiền hay khách sạn Phú Gia ở Hà Nội giá trị thật lên tới  hàng nghìn tỷ đồng, nhưng khi cổ phần chỉ với giá vài chục tỷ đồng và rơi vào tay số ít cá nhân.
Tất nhiên, tất cả bước đi của CPH đều được coi là đã thực hiện “đúng quy trình” và hợp luật. Có khá nhiều chiêu thức để người ta hô biến của công thành của tư thông qua CPH. Nhưng cách làm dễ dàng và phổ biến nhất là định giá tài sản trước CPH thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật. Và được che giấu vô cùng khéo léo dưới các hình thức đấu thầu  công khai, nhưng thực chất là cùng một nhóm chia đôi ra và chơi trò “quân xanh, quân đỏ” với nhau. Sau vài thao tác lòng vòng, đất đai, tài sản, máy móc lại quay trở về tay những người có vai vế trong doanh nghiệp. Đó là chưa kể DNNN nào cũng có tài sản vô hình bao gồm thương hiệu, những mối quan hệ, uy tín thương trường và cả những thỏa thuận đã ký kết. Thế nhưng những thứ có giá trị cao đó thường không được liệt kê một cách đầy đủ vào bảng tổng kết tài sản và nếu có thì cũng bị định giá một cách rất thiếu chính xác, theo hướng thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật.
Thế là, thêm một lần nữa, tài sản của nhà nước lại tiếp tục rơi vào tay của một ai đó. Đất đai của DNNN cũng là thứ tài sản rất dễ bị định giá thấp hơn giá trị thật theo kiểu áp giá theo bảng giá đất của các địa phương công bố. Và loại giá này luôn thấp hơn khá nhiều so với giá thị trường hoặc chỉ tính tiền thuê đất đã nộp ngân sách. Lại thêm một lỗ hổng nữa để người ta dễ dàng chiếm đoạt tài sản Nhà nước. Tới đây sẽ có hàng loạt DNNN có tên tuổi với lượng tài sản vô hình và hữu hình khổng lồ sẽ CPH như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Giấy, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Nam...
Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cũng thuộc diện phải CPH. Nếu không có các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả thì số lượng tài sản nhà nước bị thất thoát sau CPH sẽ rất cao. Và biện pháp hữu hiệu, có tính khả thi nhất để ngăn chặn tình trạng này là phải công khai, minh bạch trong việc kê khai và định giá tài sản. Cùng với sự vào cuộc tích cực và kiên quyết của kiểm toán Nhà nước, sự giám sát chặt chẽ của  các cơ quan nội chính, tư pháp, thanh tra. Phải làm như vậy mới có thể giảm thiểu được nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước khi tiến hành CPH.
Duy Hương

tin mới

Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Thay vì để bị đốt tràn lan trên những cánh đồng, người dân Nghệ An đã tranh thủ đi thu gom rơm khắp các địa phương. Cách làm này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Biểu đồ thu ngân sách Nghệ An từ 2021-tháng 4/2024. Đồ hoạ: Hữu Quân.

Nỗ lực lớn trong thu ngân sách giai đoạn 2021 - 2024 ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Theo Nghị quyết số 18/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An, mục tiêu tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt từ 26.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Năm 2023, Nghệ An đã đạt được số thu 21.508 tỷ đồng, bằng 135,6% dự toán HĐND tỉnh giao; 4 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 7.711 tỷ đồng.

Giá vàng tăng giảm đột biến, người dân Nghệ An bán 'chốt lời'

Giá vàng tăng giảm đột biến, người dân Nghệ An bán 'chốt lời'

(Baonghean.vn) - Chỉ trong vòng 1 tuần, giá vàng liên tục “nhảy múa”, nếu như đầu tuần, giá vàng “rơi tự do” xuống còn 89 triệu đồng/lượng thì vào cuối tuần, giá vàng bật tăng trở lại, vượt lên mức 90,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng biến động mạnh, thị trường vàng Nghệ An sôi động ở chiều mua vào…

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

(Baonghean.vn) - Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, khi lúa vụ xuân đã bắt đầu chín đồng loạt, các địa phương vùng núi cao Nghệ An đang tích cực “ra quân” gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế tối đa thiệt hại với sản phẩm đã đến kỳ thu hoạch.

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.