Đánh giá giống lúa thuần chất lượng LH12, LH13 và AN1 tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 1/9, Sở NN&PTNT phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá mô hình sản xuất thử giống lúa thuần chất lượng LH12, LH13 và AN1 tại Nghệ An. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Sở NN&PTNT tỉnh; các đơn vị và địa phương liên quan.

đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT tham quan thực tế trên đồng ruộng
Đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT tham quan thực tế tại Trại giống Kim Liên

Giống lúa thuần LH12, LH13 được tuyển chọn theo phương pháp chọn lọc dòng thuần từ nguồn giống nhập nội. Giống LH2 có thời gian sinh trưởng vụ xuân 125- 130 ngày; sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng chống đổ khá, mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ; tiềm năng năng suất cao hơn Bắc thơm số 7 từ 10,5 đến 10,54%; trung bình vụ xuân 65- 70 tạ/ha, vụ mùa 58- 65 tạ/ha; chất lượng gạo ngon, thơm nhẹ.

đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Các tiến bộ về giống không chỉ góp phần giảm giá thành sản phẩm mà còn góp phần quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng
Đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Các tiến bộ về giống không chỉ góp phần giảm giá thành sản phẩm mà còn góp phần quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng

Giống LH13  có thời gian sinh trưởng 115- 120 ngày trong vụ xuân, 90- 95 ngày vụ hè thu; có tiềm năng năng suất cao ở cả hai vụ (vụ xuân 68- 72 tạ/ha, vụ mùa 62- 65 tạ/ha); cơm có mùi thơm đậm, dẻo và ngon.

Chủ trì hội nghị
Chủ trì hội nghị
Các đại biểu tham gia hội nghị
Các đại biểu tham gia hội nghị

Giống lúa thuần AN1 do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam trung Bộ lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai. Thời gian sinh trưởng trong vụ Đông xuân từ 115- 120 ngày, vụ hè thu 90- 95 ngày. Cây lúa cứng, đẻ nhánh trung bình, khả năng chịu rét và nóng khá, sạch sâu bệnh; năng suất.

Tiến sỹ Nguyễn Thiên Lương (Vụ KHCN và Môi trường, Bộ NN&PTNT) giới thiệu về giống lúa thuần LH1, LH2
Tiến sỹ Nguyễn Thiên Lương (Vụ KHCN và Môi trường, Bộ NN&PTNT) giới thiệu về giống lúa thuần LH1, LH2

Giống lúa LH12 được Tổng công ty CP VTNN Nghệ An phối hợp triển khai xây dựng mô hình sản xuất trong hai năm 2014 và 2015 với tổng diện tích hơn 800 ha tại Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Nam… , trong đó tại Nghệ An là 240 ha, tập trung ở các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, Nam Đàn, Diễn Châu và Hưng Nguyên…

Ông Trương Văn Hiền, Tổng giám đốc Tổng công ty CP VTNN Nghệ An: Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực trong việc dưa các giống mới tiến bộ vào địa bàn tỉnh Nghệ An
Ông Trương Văn Hiền, Tổng giám đốc Tổng công ty CP VTNN Nghệ An: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực trong việc đưa các giống mới tiến bộ vào địa bàn tỉnh Nghệ An"

Vụ hè thu năm 2015, Tổng công ty CP VTNN đã tổ chức trồng mô hình tại Trại giống Kim Liên - Nam Đàn, qua theo dõi các giống lúa trên có thời gian sinh trưởng ngắn, tương đương các giống KD18, VT- NA2, Bắc thơm số 7, thích hợp thổ nhưỡng và phù hợp với cơ cấu sản xuất trong các vụ xuân ngắn ngày và Hè thu - mùa ở Nghệ An. Các giống lúa đều có những ưu điểm vượt trội như: , tiềm năng năng suất cao hoặc qua sản xuất thực tế cho năng suất cao; chất lượng gạo tốt, thích ứng rộng trên nhiều vùng đất…  Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Bộ N&PTNT đánh giá cao mô hình sản xuất thử tại Nghệ An. Đề nghị các doanh nghiệp và đơn vị liên quan tiếp tục có các giải pháp cần thiết để nhân rộng và thâm canh, không chỉ trên địa bàn Nghệ An mà còn ở các địa phương khác. 


 Kết luận hội nghị, đồng chí Hồ Ngọc Sỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định:  Giống LH2 đã được công nhận sản xuất thử, triển khai tại nhiều địa phương và được đánh giá cao, đề nghị tác giả hoàn thiện thủ tục trình Bộ NN&PTNT đánh giá và có quyết định công nhận chính thức để đưa vào sản xuất trên diện rộng; Với giống LH13 đề nghị cơ quan tác giả giống tiếp tục chọn lọc cá thể ưu tú để đảm bảo độ thuần tốt, cần nghiên cứu bổ sung quy trình kỹ thuật để giống phát huy tốt  hơn tiềm năng năng suất và chất lượng; riêng giống AN1 có độ thuần tốt, năng suất cao cần đưa nhanh vào sản xuất trên diện rộng như là giống “tiến bộ kỹ thuật” trước khi được công nhận sản xuất thử, đồng thời nghiên cứu bổ sung quy trình kỹ thuật phù hợp để giống phát huy tốt tiềm năng năng suất, giảm tỷ lệ hạt lép cũng như nâng cao chất lượng gạo./.

Phú Hương

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.