Hơn 500 km dây điện trần có nguy cơ phóng điện chết người

(Baonghean.vn) - Năm 2009, các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thực hiện bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý. Từ khi ban giao đến nay, hệ thống lưới điện ở nhiều xã vẫn còn nhiều bất cập, trạm biến áp xuống cấp, đường dây diện trần chưa được 'bọc' khiến nguy cơ phóng điện rất cao.

Quỳnh Lưu đang là địa phương "dẫn đầu" cả tỉnh về đường dây điện trần... Tại Quỳnh Tân - xã nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Lưu 15 km, là địa phương có hệ thống lưới điện xuống cấp nhất so với các xã trên địa bàn huyện. Năm 2010, xã Quỳnh Tân bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho điện lực Quỳnh Lưu quản lý để trực tiếp bán điện xuống cho từng hộ dân, chủ trương này được đông đảo bà con đồng tình. Thế nhưng, sau khi bàn giao lưới điện, chất lượng điện vẫn không được đảm bảo, điện rất yếu. Đặc biệt là hệ thống đường dây điện trần vẫn chưa được thay thế bằng dây bọc nên rất nguy hiểm cho các hộ gia đình sinh sống dưới đường điện.

Dây điện nằm trong luồng cây cối, nguy hiểm khi mưa bão về.
Dây điện nằm trong luồng cây cối, nguy hiểm khi mưa bão về.

Ông Hồ Minh Mậu - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân cho biết, toàn xã hiện vẫn đang còn 80% hệ thống đường dây điện trần chưa được thay thế bằng dây bọc. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa được khắc phục. Hàng trăm hộ dân sinh sống dưới đường dây điện trần đang thấp thỏm, lo sợ nguy cơ phóng điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Mất an toàn lưới điện trần hạ thế tại xã Quỳnh Bá.
Mất an toàn lưới điện trần hạ thế tại xã Quỳnh Bá.

Ngoài việc đường dây điện trần chưa được thay thế bằng dây bọc, hệ thống lưới điện ở xã đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng; điện sử dụng rất yếu, không thể nấu cơm được.

Ông Nguyễn Văn Hưng, ở thôn 2 bức xúc: “Gia đình tôi sống dưới đường dây điện trần hàng chục năm nay, nhà cách dây điện khoảng 1 mét, vào mùa mưa bão gió va đập rất nguy hiểm, đồng hồ chập cháy thường xuyên. Hơn nữa, điện sử dụng rất yếu, cơm nấu không chín. Mong ngành điện cần quan tâm, thay thế đường điện, nâng cấp, lắp đặt thêm biến áp để sử dụng nguồn điện được đảm bảo”.

Dây điện trần đi qua mái tôn rất dễ bị phóng điện.
Dây điện trần đi qua mái tôn rất dễ bị phóng điện.

Theo thống kê, xã có 8/16 thôn sử dụng nguồn điện trong tình trạng yếu cả ngày, nấu cơm không chín, quạt điện quay rất chậm. Ngoài ra, hệ thống trạm biến áp sử dụng lâu năm nên xuống cấp trầm trọng. Để đáp ứng nguồn điện, xã đề nghị ngành điện lực lắp đặt thêm 5 trạm biến áp để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho bà con.

Thực trạng trên không chỉ ở xã Quỳnh Tân mà còn rất nhiều xã khác như An Hòa, Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Quỳnh Yên.. đang phải sống chung với cảnh đường dây điện trần hạ thế treo lơ lửng trên trời mà không có sự bảo hộ an toàn nào.

Đường dây điện trần nằm ngay dưới mái tôn nhà dân ở xã An Hòa.
Đường dây điện trần nằm ngay dưới mái tôn nhà dân ở xã An Hòa.

Ông Hồ Đức Luyện- Chủ tịch UBND xã Quỳnh Yên cho biết, trên địa bàn xã hiện có 2 HTX đã bàn giao lưới điện nông thôn cho điện lực Quỳnh Lưu quản lý là Yên Đông và Thượng Yên, còn lại HTX Nam Yên chưa bàn giao. 2 HTX đã bàn giao nhưng hệ thống đường điện vẫn chưa được quan tâm thay thế. Nhiều cột điện bị gãy, thậm chí người dân phải dùng cọc bằng gỗ, tre để chống đường dây điện. Địa phương có công văn, kiến nghị nhiều lên ngành điện lực những đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Đối với các hộ dân của HTX Nam Yên, xã Quỳnh Yên thì vô cùng lo sợ khi họ vẫn đang sống chung với đường dây điện trần đi ngang qua nhà. HTX Nam Yên có khoảng 900 hộ dân sử dụng nguồn điện do HTX quản lý. Hiện nay, 100% hệ thống đường điện là dây trần, đi ngang qua hàng trăm hộ dân, có những hộ nhà cách đường dây điện chỉ 30 cm.

 Đường dây điện trần nằm cách tường nhà anh Hồ Văn Phú ở xóm 8, xã Quỳnh Yên chỉ 30 cm.
Đường dây điện trần nằm cách tường nhà anh Hồ Văn Phú ở xóm 8, xã Quỳnh Yên.

Anh Hồ Văn Phú ở xóm 8, xã Quỳnh Yên cho biết, gia đình anh sống chung với đường dây điện trần hạ thế nhiều năm nay, do đường điện nằm sát tường nhà chỉ 30 cm nên anh không xây nhà lên tầng 2 được vì sợ bị phóng điện. Ngoài gia đình anh Phú còn rất nhiều hộ gia đình cũng trong tình cảnh tương tự.

Nói về thực trạng trên, ông Nguyễn Quốc Quý - Giám đốc điện lực Quỳnh Lưu cho biết: Sau khi tiếp nhận bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn, Điện lực đã cải tạo, nâng cấp 1 số trạm biến áp, thay thế đường dây điện trần. Hiện nay, Điện lực Quỳnh Lưu đang quản lý 1.500 km đường hạ thế trần, khoảng 1.000 km đường dây đã được thay thế bằng dây bọc an toàn, còn lại 500 km đường điện trần rải khắp các xã trên địa bàn.

Trước bức xúc của người dân về việc hệ thống, chất lượng nguồn điện chưa đảm bảo, ông Quý cho biết: Hiện nay, Điện lực chưa có kinh phí để tu sửa, thay thế đồng loạt, phải chờ kinh phí cấp trên.

Trong tổng số 11.600 km đường dây hạ thế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có tới hơn một nửa là dây trần (6.000 km). Các huyện lưới điện còn nhiều dây trần như Quỳnh Lưu: 941 km; Nghĩa Đàn: 670 km; Tân Kỳ: 650 km; Đô Lương: 580 km; Nghi Lộc: 430 km; Diễn Châu: 350 km; Quỳ Hợp: 420 km...

Việt Hùng

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.