Họa mi, gan ngỗng - thú ẩm thực xa hoa và tàn nhẫn của giới nhà giàu

Họa mi nướng, gan ngỗng là những món ăn xa hoa và cầu kỳ bậc nhất ở Pháp nhưng để có được món ăn này, những con vật phải trải qua một thời kỳ kinh hoàng, bị đối xử vô cùng tàn nhẫn. Rất may, món ăn này ngày nay đã bị cấm.

Họa mi nướng

Họa mi, gan ngỗng - thú ẩm thực xa hoa và tàn nhẫn của giới nhà giàu

Thịt chim họa mi được chế biến qua bàn tay của những đầu bếp hàng đầu và có mặt trong thực đơn của những nhà hàng cao cấp nhất. Ảnh: Tumblr

Họa mi nướng là một món ăn thượng hạng, chỉ dành cho giới lắm tiền nhiều của, được chế biến cầu kỳ. Dù được coi là món ăn thể hiện sự đẳng cấp, tinh hoa trên thế giới nhưng đằng sau đó là một sự tàn nhẫn kinh hoàng.

Họa mi nổi tiếng với tiếng hót hay, chúng chỉ nhỏ bàng lòng bàn tay và thường sống tập trung ở những vùng có khí hậu ấm của áp của châu Âu, đặc biệt là Pháp, Italy, Tây Ban Nha. Vào mùa di cư, khi chim bay về châu Phi, những thợ săn đã đặt nhiều bẫy trên các cánh đồng để bắt được chim.

Những con chim bắt về được giam vào trong những chiếc lồng chật ních để tránh cho chúng nhảy nhót, vận động, được nhồi nhét các loại thức ăn bổ dưỡng cho đến khi béo mẫm, gấp 2 đến 4 lần trọng lượng bình thường.

Họa mi, gan ngỗng - thú ẩm thực xa hoa và tàn nhẫn của giới nhà giàu

Họa mi nướng là món ăn vô cùng xa xỉ của giới nhà giàu (Ảnh: Mask).

Sau đó, người ta sẽ dìm ngập chim trong rượu Armagnac để chúng chết từ từ, quá trình này giúp những thớ thịt ngấm dần vị của rượu và lớp da chuyển dần sang màu vàng ô liu. Người chế biến chỉ cần thêm một chút gia vị và nướng trong vòng 6 - 8 phút là xong món ăn.

Việc thưởng thức chim họa mi cũng phải tiến hành như một nghi lễ. Mỗi người sẽ phải dùng một chiếc khăn màu trắng trùm kín đầu, sau đó bỏ cả con chim vào miệng sao cho phần đầu hướng ra ngoài. Việc trùm khăn một phần để khiến cho người ăn không cảm thấy xấu hổ với những người xung quanh. Nhiều người tin rằng việc làm này giúp họ lẩn trốn khỏi ánh mắt của Chúa.

Món ăn thượng hạng này ngày nay không còn nữa. Từ năm 2007, việc săn bắt để làm thịt chim họa mi bị cấm trên toàn EU. Chính phủ Pháp tuyên bố mức phạt nặng nhất cho hành động này lên tới 6.000 euro (khoảng 150 triệu đồng).

Họa mi, gan ngỗng - thú ẩm thực xa hoa và tàn nhẫn của giới nhà giàu

Người ta tin rằng những chiếc khăn trắng trùm kín đầu giúp họ tránh khỏi ánh mắt của Chúa khi ăn thịt sinh linh bé nhỏ và vô tội (Ảnh: MAXPPP).

Gan ngỗng

Foie gras (gan ngỗng béo) là một trong những món ăn tinh tế, đẳng cấp nhất của ẩm thực Pháp, thường được phục vụ ở các nhà hàng cao cấp, xuất hiện trong danh sách những món ăn đắt đỏ nhất thế giới.

Họa mi, gan ngỗng - thú ẩm thực xa hoa và tàn nhẫn của giới nhà giàu

Những con ngỗng trong chuồng chật hẹp bị ép ăn bằng ống (Ảnh: woodstocksanctuary)

Để có miếng gan béo, những con ngỗng bị ép ăn một cách tàn nhẫn. Ba lần một ngày, người nuôi banh miệng, cắm ống thức ăn vào cổ họng ngỗng đực để đổ hơn 2 kg hạt ngũ cốc mỗi lần ép chúng ăn. Việc ép ăn này sẽ khiến gan ngỗng sinh mỡ, to hơn gấp 10 lần gan một con ngỗng bình thường. Lá gan béo phì khiến chúng thở, đi lại rất khó khăn. Những con ngỗng tội nghiệp bị nhốt trong các lồng nhỏ, chen chúc chỉ đủ chỗ cựa quậy mình.

Theo phóng viên tờ Newsweek, đàn ngỗng ở một trang trại foie gras trông "bơ phờ" và "thường bị què bởi nhiễm trùng bàn chân do phải đứng trên lưới kim loại trong quá trình ép ăn bằng ống". Ngoài ra, chúng thường bị tổn thương thực quản do lượng thức ăn quá tải đổ xuống họng, gãy xương ức, nhiễm nấm, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan và rất căng thẳng. Một số con chết vì viêm phổi hoặc nghẹn khi nuốt hạt.

Theo VNE, foie gras tuyệt hảo bởi lớp bơ ngậy, mềm mịn và tan trong miệng, khác hẳn cấu trúc đặc, khô cứng của các loại gan thông thường. Tuy nhiên ngày nay, nhiều nơi bị cấm và thực khách không được thưởng thức món ăn này.

Họa mi, gan ngỗng - thú ẩm thực xa hoa và tàn nhẫn của giới nhà giàu

Những bộ gan ngỗng béo ngậy được dùng để chế biến các món ăn cao cấp (Ảnh: Newsweek).

Năm 2012, bang California (Mỹ) chính thức ban hành luật cấm bán và tiêu thụ foie gras. Việc vỗ béo tàn nhẫn cũng bị coi là phạm pháp tại các nước như Áo, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Australia, Ấn Độ, Isarel, Italy, Luxembourg, Nauy, Phần Lan, Nam Phi, Thụy Điển.

Theo Vietnamnet

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.