Khoai lang Hàn Quốc giá 'cắt cổ', chị em vẫn mua ăn trừ bữa

Nhìn không khác gì khoai lang của Việt Nam, thế nhưng loại khoai lang Hàn Quốc vẫn được chị em mua về nướng, hấp hay chiên để ăn trừ bữa dù giá lên đến 360.000 - 420.000 đồng/kg.

Sau cơn sốt khoai lang Nhật Bản hồi đầu năm 2017 giá nửa triệu đồng 1kg, khoảng hơn 2 tháng nay, chị em lại phát sốt với loại khoai lang được nhập trực tiếp từ xứ sở kim chi.

Theo khảo sát, loại khoai lang Hàn Quốc có hai loại gồm loại vỏ hơi trắng và loại vỏ tím được đóng trong hộp giấy hoặc bao túi nilon. Về hình thức, loại khoai lang Hàn này khá giống với khoai lang Việt Nam được này bán ngoài chợ, trọng lượng củ khoai to nhỏ không đồng đều.

Khoai lang Hàn Quốc cũng cùng giống với loại khoai lang được trồng ở Việt Nam.
Khoai lang Hàn Quốc cũng cùng giống với loại khoai lang được trồng ở Việt Nam.

Khoai lang Hàn Quốc được các cửa hàng rao bán với giá từ 360.000 - 420.000 đồng/kg, mỗi 1kg khoai được tầm 5 -10 củ, tùy trọng lượng. Với mức giá này, khoai lang Hàn Quốc đắt ngang ngửa so với khoai lang Nhật. Còn so với khoai lang Việt Nam, khoai Hàn đắt gấp 20 lần.

Chị Trần Phương Nhung, một đầu mối chuyên bán hàng Hàn Quốc ở Tây Hồ (Hà Nội) thừa nhận, khoai lang Hàn giống khoai lang Việt bán ở chợ là vì chúng được trồng từ một giống chung, chỉ khác là được trồng ở hai nước. Theo đó, hương vị khoai cũng có chút xíu khác nhau do thổ nhưỡng không giống nhau.

“Nhưng, nếu so sánh với khoai lang Nhật Bản bán ở Việt Nam thì khoai lang Hàn rất khác biệt. Ví như, khoai lang Nhật ăn dẻo, thì khoai lang Hàn ăn bở, lên mật cực thơm”, chị Nhung nói.

Thế nhưng, khoai lang Hàn Quốc có giá lên tới 360-420 ngàn/kg, đắt gấp 20 lần khoai lang Việt
Thế nhưng, khoai lang Hàn Quốc có giá lên tới 360.000 - 420.000 đồng/kg, đắt gấp 20 lần khoai lang Việt. 

Đây là khoai lang sống, đóng gói thành từng túi 0,5kg hoặc 1kg/túi, chị em mua về có thể nướng, luộc, hấp hay chiên tùy thích, rất tiện chứ không như khoai lang Nhật chỉ có loại hấp sẵn duy nhất.

Tuy nhiên, chị Nhung cũng cho hay, đây là loại khoai xách tay từ Hàn Quốc nên số lượng mỗi lần hàng về không nhiều, đặc biệt, khoai đang được chị em rất chuộng ăn, do đó đa phần khách mua đều phải đặt trước từ 5-10 ngày, tùy thời điểm.

“Khách ăn khoai này toàn khách quen, cứ đặt mua 2-3kg/lần. Theo đó, trung bình mỗi tuần lượng khoai Hàn bán ra ước tính được từ 2,5-3 tạ”, chị khoe.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Nhạn, nhân viên một cửa thực phẩm sạch ở Phường 3 (Bình Thạnh, TP.HCM) cũng cho biết, lần đầu tiên cửa hàng nhập về 50kg khoai lang Hàn bán thử vì nghĩ khoai Nhật vẫn được chị em thích ăn hơn và mọi người cũng tin tưởng đồ Nhật hơn. Thế nhưng, toàn bộ số khoai lang đó chị bán hết veo trong vòng một ngày.

Đến nay, khoai lang cửa hàng chị nhập về bán đã được hơn hai tháng mà vẫn chưa hết hot, hàng nhập về lần nào cũng chỉ đủ trả cho khách đã đặt, hầu như không bao giờ có hàng sẵn.

Dù giá đắt nhưng khoai lang Hàn vẫn được các chị em chọn mua về ăn rất nhiều.
Dù giá đắt nhưng khoai lang Hàn vẫn được các chị em chọn mua về ăn rất nhiều.

“Mới đầu tôi cũng thấy thắc mắc vì khoai Hàn đắt tương đương với khoai Nhật. Song hỏi khách thì mới biết, họ chọn mua khoai Hàn nhiều vì là khoai sống, về có thể chế biến được đủ kiểu, trong khi khoai Nhật hấp sẵn rồi mà ăn mãi khoai hấp cũng chán”, chị nói.

Bê đĩa khoai lang nướng thơm phức ra chia mỗi người một củ, chị Vũ Hồng Ngọc ở Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội) khoe: “Nay khoai lang to, 1kg được đúng 5 củ đem nướng cực ngon, bở thơm”.

Chị Ngọc cho biết, hơn một tháng nay chị tìm được chỗ mua khoai lang Hàn giá chỉ 360.000 đồng/kg, rẻ hơn chỗ cũ 40.000 đồng/kg nên nhà chị trở thành “fan cuồng” của khoai lang xứ kim chi.

“Thực ra, so với khoai lang Việt thì đắt, nhưng so với các loại hàng ngoại, nhất là hoa quả ngoại, thì không đắt. Tôi thường xuyên mua về hấp hoặc nướng cho gia đình ăn sáng, thậm chí có hôm trời se lạnh, bỏ mấy củ khoai vào lò nướng cho gia đình ăn trừ bữa luôn, đỡ phải nấu cơm mà ai cũng thích”, chị chia sẻ.

Theo VNN

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.