Phạt từ 1 – 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận thuế

Nội dung quy định cụ thể tại Điều 13, Nghị định 127/2013/NĐ-CP
Tại Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số hành vi vi phạm và làm rõ hình thức xử phạt đối với hành vi trốn thuế gian lận thuế
Cụ thể, phạt tiền đối với tổ chức từ 1-3 lần số tiền thuế trốn, gian lận; mức phạt tiền đối với cá nhân: bằng 1/2 mức phạt tiền của tổ chức (từ 0,5-1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận).
Phạt 1 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận; đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.
Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP cơ bản kế thừa từ Điều 14 Nghị định 97/2007/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định 127 đã sửa đổi, bổ sung một số định danh hành vi vi phạm như sau:
Sửa định danh hành vi “khai sai mã số hàng hoá, thuế suất đối với những mặt hàng đã được xác định mã số hàng hoá, thuế suất ở lần nhập khẩu trước dẫn đến xác định thiếu số thuế phải nộp” thành “khai sai mã số hàng hoá, thuế suất đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hoá, thuế suất” cho rõ ràng và khắc phục hạn chế của quy định trước đây.
Sửa định danh hành vi “tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá đã được xác định không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế mà không khai thuế” thành “sử dụng hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích mà không khai báo với cơ quan hải quan” cho phù hợp với quy định tại Điều 21 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; khoản 9 Điều 108 Luật Quản lý thuế và đúng với bản chất của hành vi vi phạm.
Bỏ hành vi “vi phạm quy định về quản lý hàng hoá trong khu phi thuế quan” do quy định này không cụ thể, khó xác định trong thực tế./.
Theo VOV

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.