Mỗi năm sử dụng 10 triệu tấn phân bón vô cơ, dễ gây hủy hoại môi trường

Theo Văn Phúc (Báo Sài Gòn Giải phóng)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Bình quân mỗi năm Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ tới 11 triệu tấn phân bón, trong đó chỉ có khoảng gần 1 triệu tấn là phân hữu cơ, còn lại hơn 90% là phân vô cơ.
Con số trên là số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) công bố tại hội nghị phát triển phân bón hữu cơ phục vụ cho ngành nông nghiệp Việt Nam vừa  diễn ra tại Hà Nội. 

Tính đến tháng 12-2017, số lượng sản phẩm phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp đã đăng ký trong giấy phép sản xuất phân bón là 713 sản phẩm, chỉ chiếm có 5% so với tổng số sản phẩm phân bón đã đăng ký trong giấy phép sản xuất hoặc đã công bố hợp quy (14.318 sản phẩm), còn lại 93,7%  là các loại phân bón vô cơ (13.423 sản phẩm) và 1,3% là phân bón sinh học (182 sản phẩm). Như vậy số lượng sản phẩm phân bón đang được sản xuất, nhập khẩu, sử dụng trong nước (đã công bố hợp quy) thuộc loại phân vô cơ đang có nhiều hơn phân hữu cơ tới hơn 19 lần.

Theo Bộ NN-PTNT, việc sản xuất và sử dụng phân bón đúng cách, cân đối sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

số lượng sản phẩm phân bón đang được sản xuất, nhập khẩu, sử dụng trong nước (đã công bố hợp quy) thuộc loại phân vô cơ đang có nhiều hơn phân hữu cơ tới hơn 19 lần.
Số lượng sản phẩm phân bón đang được sản xuất, nhập khẩu, sử dụng trong nước (đã công bố hợp quy) thuộc loại phân vô cơ đang có nhiều hơn phân hữu cơ tới hơn 19 lần.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài chúng ta đã sử dụng các loại phân bón hóa học nên gây ô nhiễm cho môi trường đất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản. Trong khi đó, sử dụng phân bón hữu cơ ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng còn có tác dụng cải thiện chế độ mùn, điều hòa dung dịch trong đất, cải thiện hệ vi sinh vật đất, giảm rửa trôi, giảm bốc hơi, tăng hiệu suất sử dụng phân bón. Phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ ngoài việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn có thể khai thác tiềm năng rất lớn về tận dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời cải thiện môi trường đất.

Nhưng hiện nay trên toàn quốc chỉ mới có 180 cơ sở đã được cấp giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 24,5% so với tổng số giấy phép sản xuất phân bón đã được cấp bởi Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương (735 cơ sở).

Tổng công suất của các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ là 2,5 triệu tấn/năm, chiếm 8,5% so với tổng công suất các cơ sở sản xuất phân bón trong nước (29,5 triệu tấn/năm) và bằng gần 1/10 so với công suất sản xuất phân bón vô cơ (26,7 triệu tấn/năm).

Vì vậy tại hội nghị, nhiều chuyên gia đưa ra khuyến cáo: Đây rõ ràng là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp đầu tư đón đầu sản xuất phân bón hữu cơ nhằm phục vụ cho nền sản xuất nông sản hữu cơ, nông sản chất lượng cao trong khoảng 5 - 7 năm nữa.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị các doanh nghiệp tích cực ứng dụng công nghệ để tham gia sản xuất phân bón hữu cơ bảo vệ môi trường, đồng thời cam kết sẽ có chính sách thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng phân bón, lập lại trật tự trong sản xuất và kinh doanh phân bón.

Bộ NN-PTNT đề nghị Chính phủ có cơ chế chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, ưu đãi trong giao và thuê đất cũng như miễn giảm thuế cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất phân bón hữu cơ. Có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và phát triển sản xuất phân bón hữu cơ. Đề nghị các địa phương khuyến khích nông dân đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ. Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành để hạn chế tối đa tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng trong địa bàn.

tin mới

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.