Mỹ thông qua dự luật quốc phòng “cứng rắn nhất” trong lịch sử với Trung Quốc

Dự luật mới của Mỹ cấm Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân Rim of the Pacific (Vành đai Thái Bình Dương) cho tới khi ngừng quân sự hóa Biển Đông.
Thủy thủ Hải quân Trung Quốc
Thủy thủ Hải quân Trung Quốc
Quốc hội Mỹ vừa thông qua dự luật về chính sách quốc phòng mà một số nhà lập pháp nói là cứng rắn nhất trong lịch sử đối với Trung Quốc, giữa lúc làn sóng đối đầu với Bắc Kinh đang được cả hai đảng ủng hộ.

Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ (NDAA), vốn được ban hành thường niên, quy định tổng chi tiêu cho quốc phòng của Mỹ trong năm tài khóa tới là 716 tỷ USD, theo Wall Street Journal.

Kỷ nguyên đối đầu mới giữa các siêu cường

Dự luật năm nay nhắm tới đối phó một loạt chính sách của Trung Quốc, từ việc gia tăng hoạt động quân sự trên Biển Đông cũng như theo đuổi công nghệ tiên tiến của Mỹ.

Ảnh vệ tinh chụp ngày 26/03/2018 cho thấy các tàu Trung Quốc tập trận gần đảo Hải Nam

Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật vào tuần trước và Tổng thống Donald Trump sẽ ký ban hành luật sau khi Thượng viện phê chuẩn dự luật hôm 1/8 với tỷ lệ ủng hộ 87-10.

Ảnh vệ tinh chụp ngày 26/03/2018 cho thấy các tàu Trung Quốc tập trận gần đảo Hải Nam
Ảnh vệ tinh chụp ngày 26/03/2018 cho thấy các tàu Trung Quốc tập trận gần đảo Hải Nam
NDAA năm nay phản ánh sự đồng thuận giữa hai đảng trong quốc hội và giữa các quan chức an ninh Mỹ rằng thế giới đang bước vào kỷ nguyên đối đầu mới giữa các siêu cường, trong đó Mỹ phải hành động nhiều hơn để cạnh tranh với Trung Quốc và Nga.

"Thách thức trung tâm đối với sự thịnh vượng và an ninh của Mỹ là sự tái hiện của cạnh tranh chiến lược dài hạn", theo bản tóm tắt về Chiến lược Quốc phòng 2018 của Mỹ. "Trung Quốc đang tận dụng việc hiện đại hóa quân sự, các hoạt động gây ảnh hưởng và chính sách kinh tế ăn cướp để ép buộc các nước láng giềng tái sắp xếp lại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có lợi cho họ", tài liệu nói.

Các block dầu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nằm trong vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam.

Cấm tập trận cho tới khi ngừng quân sự hóa Biển Đông

Dự luật bao gồm các điều khoản để tăng cường quan hệ quốc phòng giữa Mỹ với Ấn Độ và Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ phải thu hồi. Dự luật cũng cấm Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân Rim of the Pacific (Vành đai Thái Bình Dương) cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt việc quân sự hóa đảo đá ở Biển Đông.

"Đây là tín hiệu cho các đồng minh và đối tác trong khu vực - đặc biệt là Australia, Nhật Bản và Đài Loan - rằng các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông không thể được coi là bình thường", Rachael Burton, phó giám đốc Viện Dự án 2049 ở bang Virginia, cho biết.

Các block dầu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nằm trong vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam.
Các block dầu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nằm trong vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam.
Một số điều khoản đáng chú ý nhất của dự luật liên quan đến hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Dự luật vừa yêu cầu siết chặt các đánh giá về an ninh quốc gia với các giao dịch liên quan Trung Quốc qua Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ và cải thiện hoạt động kiểm soát xuất khẩu vốn, quản lý việc các công nghệ nào của Mỹ có thể được đưa ra nước ngoài.

"Ba năm trước, nếu bạn nói về việc chống lại Trung Quốc, cộng đồng doanh nghiệp sẽ phản kháng", James Lewis, phó chủ tịch cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, DC., nói. "Giờ đây họ không còn chống đối nữa".

Dự luật quốc phòng cũng đòi hỏi báo cáo hàng năm về Trung Quốc phải có thông tin về những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc gây ảnh hưởng đến "truyền thông, các tổ chức văn hóa, doanh nghiệp, cộng đồng học thuật và chính sách" của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump
Một điều khoản khác giới hạn ngân sách của Lầu Năm Góc cho các chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại các trường đại học của Mỹ, nơi có các Viện Khổng Tử. Những trung tâm này, do chính phủ Trung Quốc tài trợ, đã bị các nghị sĩ Cộng hòa chỉ trích vì hoạt động tuyên truyền.

Việc thông qua luật "sẽ làm tổn hại nghiêm trọng sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ", một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết.

"Chúng tôi hối thúc Mỹ từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh lỗi thời, kẻ thắng người thua".

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.