Nga - Mỹ chạy đua phát triển vũ khí: Tương lai nào cho START mới?

(Baonghean) - Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga đứng đầu thế giới về vũ khí siêu thanh, đồng thời tiếp tục tăng cường các lực lượng hạt nhân. Tuyên bố này cho thấy Nga sẽ vẫn coi hiện đại hóa quân sự là ưu tiên hàng đầu kể từ khi căng thẳng với phương Tây năm 2014 . Tuy nhiên, cuộc chạy đua các loại vũ khí siêu tối tân giữa 2 cường quốc Nga - Mỹ đang đặt ra nhiều câu hỏi mà trước hết là tương lai cho Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (hay còn gọi là START-3) sắp hết hạn.

Yếu tố thay đổi cuộc chơi

Vũ khí siêu thanh được giới chuyên gia nhận định là yếu tố thay đổi cuộc chơi giữa các cường quốc quân sự trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Nga. Tốc độ, độ chính xác và độ sát thương của loại vũ khí mới này có nguy cơ khiến các khí tài quân sự truyền thống như xe tăng, tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ nhanh chóng trở nên lỗi thời.

Trong những năm gần đây, Moskva liên tiếp đạt những thành tích đáng kể về phát triển loại vũ khí này và có vẻ như trong cuộc chạy đua phát triển vũ khí siêu thanh, Nga đang chiếm ưu thế hơn so với Mỹ. Tổng thống Putin lần đầu tiên đề cập đến các hệ thống vũ khí vào năm 2018. Thời điểm đó, một loại vũ khí siêu thanh có tên gọi Kinzhal đã có mặt trên các máy bay chiến đấu MiG-31. Vũ khí này bay với tốc độ gấp 10 lần âm thanh và có khả năng bắn trúng mục tiêu trên cả đất liền và trên biển. Nhưng đó chưa phải vũ khí tối tân nhất mà lực lượng quân đội Nga có được.

Avangard là một trong những vũ khí chiến lược mới nhất có khả năng bay liên lục địa với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh. Ảnh: TASS
Avangard là một trong những vũ khí chiến lược mới nhất có khả năng bay liên lục địa với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh. Ảnh: TASS

Theo tiết lộ của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, năm 2020, các lực lượng hạt nhân Nga sẽ tiếp nhận 22 bệ phóng tên lửa liên lục địa chiến lược siêu âm Avangard và Yars. Avangard là một trong những vũ khí chiến lược mới nhất có khả năng bay liên lục địa với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh. Loại vũ khí này giúp Tổng thống Putin tự hào, Nga là nước đứng đầu thế giới về tên lửa siêu thanh khiến Mỹ phải “tìm cách đuổi kịp”.

Đây là lần hiếm hoi người đứng đầu nước Nga công khai chi tiết về một loại vũ khí chiến lược vốn luôn ở trạng thái  “tuyệt mật”. Điều này cho thấy, Nga thực sự có những bước tiến lớn, làm chủ công nghệ vũ khí siêu thanh - loại vũ khí tấn công trong tương lai.

Trước đây, Lầu Năm Góc đã từng công nhận rằng Mỹ đang tụt hậu đáng kể sau Nga trong việc phát triển công nghệ trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Hiện Washington mới chỉ đang theo đuổi một số chương trình vũ khí siêu thanh tương lai, nhưng tất cả mới dừng ở nguyên mẫu thực nghiệm công nghệ, chứ chưa có sản phẩm hoàn chỉnh nào. Để đảm bảo giữ được lợi thế cạnh tranh trong tương lai với đối thủ Nga, Lầu Năm Góc đã quyết định chế tạo loại vũ khí tốc độ nhanh với 3 phiên bản tương ứng cho 3 lực lượng, Hải quân, Không quân và Lục quân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định vũ khí siêu thanh Nga là số 1 thế giới. Ảnh: Kremlin
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định vũ khí siêu thanh Nga là số 1 thế giới. Ảnh: Kremlin

Trong một động thái đáng chú ý, Ủy ban Phân bổ ngân sách Thượng viện Mỹ mới đây thông qua dự luật ngân sách cho tài khóa 2020 với khoản đầu tư 10,58 tỉ USD (hơn 245.000 tỉ đồng) cho Cơ quan Phòng thủ tên lửa, tăng 1,2 tỉ USD so với đề xuất. Đáng chú ý, ủy ban này điều chỉnh tăng thêm khoảng 1 tỉ USD nhằm tăng cường năng lực chế tạo và sản xuất vũ khí siêu thanh so với đề xuất của Bộ Quốc phòng hồi tháng 3. Sự điều chỉnh này được cho là do sức ép của một số quan chức, vốn chỉ trích ngành quốc phòng Mỹ không theo đuổi việc phát triển vũ khí siêu thanh một cách nhất quán và nhanh chóng trong nhiều năm qua.

Mặc dù không ít lần khẳng định, không tham gia chạy đua vũ trang nhưng các kế hoạch hiện đại hóa vũ khí từ âm thầm đến công khai của cả Nga và Mỹ đều cho thấy, cuộc chạy đua để sở hữu những loại vũ khí tối tân nhất, hiện đại nhất vẫn nằm trong chiến lược “kiềm tỏa” lẫn nhau của hai đối thủ này.

Ai kiểm soát vũ khí?

Trong bối cảnh Nga đã bứt phá trong việc hiện đại hóa quân sự, việc Mỹ tăng tốc chương trình phát triển vũ khí siêu thanh mới không có gì khó hiểu. Thực tế này về bản chất không khác gì một cuộc chạy đua vũ trang. Điều đáng nói là các nước lớn không chỉ nhằm mục tiêu vào loại vũ khí siêu thanh. Hiện cả Nga và Mỹ đều thay đổi hướng tiếp cận so với vài thập niên trước. Nếu như trong thời Chiến tranh Lạnh, hai cường quốc không ngừng chạy đua các loại vũ khí ồ ạt thì nay họ chuyển hướng tập trung vào các loại vũ khí chiến lược, nghĩa là chỉ một số loại vũ khí chủ lực, là thế mạnh của mỗi nước. Ngoài vũ khí siêu thanh, các chuyên gia quân sự cho rằng, tên lửa hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân cùng với các tên lửa hành trình và máy bay ném bom từ xa sẽ là các loại vũ khí có khả năng răn đe khủng khiếp với đối phương được các nước lớn chú trọng.

Mỹ thử nghiệm Vũ khí siêu thanh lần đầu tiên năm 2011. Ảnh: US Army
Mỹ thử nghiệm Vũ khí siêu thanh lần đầu tiên năm 2011. Ảnh: US Army

Không những chỉ lo tái phát chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Nga mà giới chuyên gia còn cho rằng Trung Quốc với sự trỗi dậy mạnh mẽ cũng như tham vọng toàn cầu của mình đang ráo riết tăng cường sức mạnh quân sự.

Trung Quốc với sự đầu tư rất lớn cho quân sự nhiều năm qua, đến nay đã sở hữu trong tay những thứ vũ khí hiện đại có sức hủy diệt mạnh nhất của một cường quốc quân sự hàng đầu, từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cho tới tàu sân bay, tàu ngầm, tàu chiến tàng hình, máy bay tàng hình… Trong đó, chỉ riêng tại Thái Bình Dương, Trung Quốc đã có khoảng 1.500 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, 450 tên lửa tầm trung, 160 tên lửa tầm xa và hàng trăm tên lửa hành trình trên bộ tầm xa…

Vấn đề là thế giới sẽ ra sao nếu các cuộc chạy đua sản xuất và thử nghiệm vũ khí mới ngày càng ồ ạt mà không có một cơ chế để hạn chế số lượng các loại vũ khí này. Sự ràng buộc và kiểm soát vũ khí giữa hai cường quốc Nga và Mỹ giờ chỉ còn dựa vào Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới) sau khi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sụp đổ. Tuy nhiên Hiệp ước START mới, sẽ hết hạn vào đầu năm 2021. Vì vậy, năm 2020 sẽ là năm đóng vai trò nòng cốt đối với các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí giữa Washington và Moskva. Nếu Hiệp ước này cũng có số phận giống INF, đây là sẽ là lần đầu tiên trong 50 năm qua không có một hiệp ước nào giới hạn vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga.  Đây là mối lo ngại lớn với thế giới trong bối cảnh các quốc gia đều hướng tới việc phát triển vũ khí như một khả năng răn đe và “mặc cả” trong các cuộc chơi khác.

Năm 2020 sẽ là năm đóng vai trò nòng cốt đối với các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí giữa Washington và Moskva. Ảnh: Moneycontrol
Năm 2020 sẽ là năm đóng vai trò nòng cốt đối với các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí giữa Washington và Moskva. Ảnh: Moneycontrol

Hiện, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn khẳng định sẵn sàng gia hạn ngay lập tức START mới mà không kèm theo điều kiện nào. Về phần mình, Tổng thống Trump từng nói rằng ông muốn một thỏa thuận ở cấp độ rộng lớn hơn vốn cũng bao gồm Trung Quốc, đem lại một chiến thắng lớn hơn cho hiệp ước này chứ không chỉ dừng lại ở việc gia hạn nó. Tuy nhiên, Trung Quốc liên tiếp bác bỏ ý tưởng tham gia đàm phán về START mới.

Xu hướng phát triển vũ khí ở các cường quốc có lẽ sẽ không dừng lại vì các cuộc cạnh tranh địa chính trị vẫn diễn ra gay gắt. Bối cảnh như vậy nhất thiết đòi hỏi có một cơ chế kiểm soát và ngăn chặn phát triển vũ khí một cách ồ ạt. Đó mới là “hòn đá tảng” cho an ninh thế giới hiện nay./.

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".