Ngày 12/12, sẽ xét xử vụ "đại án tham nhũng" ở Vinalines

Theo Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 12/12 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (gọi tắt là Vinalines).
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong ba ngày. Hội đồng xét xử gồm năm người, với hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.
Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng phát biểu tại buổi gặp báo chí thông báo bước đầu kết quả điều tra vụ án Vinalines ngày 22/5 vừa qua. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng phát biểu tại buổi gặp báo chí thông báo bước đầu kết quả điều tra vụ án Vinalines ngày 22/5 vừa qua. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
10 bị cáo phải ra trước vành móng ngựa trong vụ án này gồm: Dương Chí Dũng, sinh năm 1957, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải cùng 9 đồng phạm: Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều, Bùi Thị Bích Loan, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố các bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, khoản 3 - Bộ Luật Hình sự.
Riêng bốn bị cáo: Dũng, Phúc, Sơn, Chiều còn bị truy tố thêm tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, khoản 4 - Bộ Luật Hình sự. Ngoại trừ bị cáo Mai Văn Khang được tại ngoại, chín bị cáo còn lại đều đang bị tạm giam.
14 luật sư đã đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa. Riêng bị cáo Dương Chí Dũng có ba luật sư tham gia bào chữa, gồm: Ngô Ngọc Thủy, Trần Đại Thắng và Trần Đình Triển.
Theo cáo trạng số 16/VKSTC-V1B của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Trong thời gian Vinalines tiến hành triển khai dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam từ đầu năm 2007 đến hết năm 2008, Vinalines tiến hành tổ chức khảo sát, thương thảo, quyết định phương án mua, ký hợp đồng, thanh toán tiền, nhập khẩu ụ nổi 83M với Công ty AP-Singapore.
Quá trình triển khai dự án, Dương Chí Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị) đã cùng với Mai Văn Phúc (Tổng Giám đốc), Trần Hữu Chiều (Phó Tổng Giám đốc), Bùi Thị Bích Loan (kế toán trưởng), Mai Văn Khang (thành viên Ban quản lý dự án Vinalines), Trần Hải Sơn (Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn sửa chữa tàu biển Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên, Cục Đăng kiểm Việt Nam), Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện và Lê Văn Lừng (cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa) đã không thực hiện theo quy định của Nhà nước, làm trái các quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, điều kiện nhập khẩu tàu biển, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại…
Hành vi của các bị can đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước gần 367 tỷ đồng. Thông qua việc mua ụ nổi 83M trái quy định của Nhà nước và sau khi thanh toán 9.000.000 USD cho Công ty AP, Dũng, Phúc, Sơn và Chiều đã tham ô hơn 28 tỷ đồng là số tiền mua ụ nổi 83M đã thanh toán, được Công ty AP chuyển lại./.
Theo TTXVN

tin mới

Đeo khẩu trang, che biển số, mang hung khí đi đánh nhau

Đeo khẩu trang, che biển số, mang hung khí đi đánh nhau

Ngày 16/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 5 thanh, thiếu niên về các hành vi “Cố ý gây thương tích”, “Gây rối trật tự công cộng”. Để che giấu hành tung, các đối tượng đeo khẩu trang, che biển số xe máy khi gây án.

Nghệ An gắn trách nhiệm các ngành, địa phương trong quản lý, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ

Nghệ An gắn trách nhiệm các ngành, địa phương trong quản lý, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ

(Baonghean.vn) - Nhờ tăng cường tuyên truyền, vận động, thời gian qua công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Nghệ An đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép trong nhân dân, nhất là ở khu vực miền núi.

Cưỡng chế thu hồi đất của 8 hộ dân tại huyện Hưng Nguyên để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án VSIP

Cưỡng chế thu hồi đất của 8 hộ dân tại huyện Hưng Nguyên để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án VSIP

(Baonghean.vn) - Sáng nay (14/5), UBND huyện Hưng Nguyên đã tiến hành cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất của 8 hộ dân tại xóm Phúc Long (xã Hưng Tây) để thực hiện Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP Nghệ An. 

Huyện Hưng Nguyên sẽ cưỡng chế thu hồi đất của 8 hộ dân để bàn giao cho nhà đầu tư Dự án VSIP

Huyện Hưng Nguyên sẽ cưỡng chế thu hồi đất của 8 hộ dân để bàn giao cho nhà đầu tư Dự án VSIP

(Baonghean.vn) - Mặc dù đã được các cấp, ngành, chính quyền địa phương vận động, thuyết phục, nhưng 8 hộ dân tại xóm Phúc Long, xã Hưng Tây (Hưng Nguyên) vẫn chưa bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để thực hiện Dự án Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP Nghệ An (Dự án VSIP).

Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào?

Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào?

(Baonghean.vn) - Hiện nay, tình trạng vì lợi nhuận vì tiền mà một số người săn bắt thú rừng vô tội vạ, dù là thú quý. Vậy người được giao quản lý khu bảo tồn nhưng có hành vi vi phạm quy định thì bị xử phạt như thế nào?. Vấn đề quan tâm của ông Trần Hữu Dinh (Con Cuông, Nghệ An).

Bi kịch gia đình sau vụ án cha đoạt mạng con gái

Bi kịch gia đình sau vụ án cha đoạt mạng con gái

(Baonghean.vn) - Hết lòng với con gái nhưng đứa con mới lớn lại có những lời nói không chuẩn mực với cha mẹ. Trong cơn nóng giận cộng với men rượu, Lê Đình Ngọc đã đoạt mạng con gái 17 tuổi và người yêu 19 tuổi. Đằng sau vụ án là câu chuyện đau lòng, bi kịch của 1 gia đình.