Người đàn ông được đàn sói nuôi 12 năm muốn về sống nơi hoang dã

Người đàn ông được đàn sói nuôi dưỡng suốt 12 năm mới đây cho biết ông không thể thích nghi với xã hội loài người và nhớ cuộc sống nơi hoang dã.
Ông Marcos Rodríguez Pantoja, 72 tuổi, bên ngoài căn nhà của mình - Ảnh: El Páis
Ông Marcos Rodríguez Pantoja, 72 tuổi, bên ngoài căn nhà của mình - Ảnh: El Páis

Trả lời tờ báo El Páis ngày 29/3, ông Marcos Rodríguez Pantoja, 72 tuổi, cho biết ông không bao giờ có thể hòa nhập với con người sau khi bị cắt đứt với đàn sói khi 19 tuổi. Mặc dù đã cố quay trở lại ngọn núi, nhưng Pantoja cho biết sự liên kết của ông với đàn sói đã mất và ông bị mắc kẹt giữa hai thế giới.

Sinh ra ở tỉnh Córdoba ở phía nam Tây Ban Nha vào năm 1946, mẹ cậu bé Pantoja qua đời khi cậu bé mới 3 tuổi. Tuổi thơ của Pantoja là những năm tháng bị hành hạ dưới bàn tay của người cha ruột và người mẹ kế trước khi họ bán cậu cho một người chăn cừu sống ở gần núi Sierra Morena. Khi Pantoja 7 tuổi, người chăn cừu cưu mang cậu bỗng dưng mất tích, không rõ là chết hay đi đâu. Từ đó, Pantoja sống một mình.

Có thể với nhiều người là xui xẻo nhưng với Pantoja là may mắn khi một đàn sói đã cưu mang cậu. Con sói cái đã xem Pantoja như con của mình và đối xử như mẹ đối với cậu bé.

Đàn sói dạy Pantoja cách sống bằng trái quả dâu rừng, nấm và chỉ cậu cách băng qua những ngọn núi. Cậu ngủ trong hang với dơi, rắn và nai vào ban đêm và ban ngày thì chơi đùa cùng với đàn sói con.

Một con sói cái trong khu bảo tồn thiên nhiên ở Anh. Ảnh:Matt Cardy
Một con sói cái trong khu bảo tồn thiên nhiên ở Anh.  Ảnh:Matt Cardy

Pantoja nói với tờ El Páis rằng đó là những ngày hạnh phúc nhất, vô lo nhất trong cuộc đời ông. "Tôi chỉ phải quấn lấy bàn chân mình khi nó bị đau buốt vì trời đổ tuyết. Tôi có những cục chai thật lớn ở bàn chân mà nhờ vậy, đá một cục đá cũng giống như đá một trái banh".

Ở tuổi 19, một toán cảnh sát Tây Ban Nha phát hiện ra Pantoja. Do không nói chuyện với người khác nhiều năm, Pantoja chỉ có thể giao tiếp với họ bằng những tiếng ú ớ. Mặc dù không thể nói, nhưng cậu vẫn có thể khóc. "Loài vật cũng khóc", ông giải thích.

Bị đưa từ núi về, Pantoja bị ép phải sống chung với cộng đồng con người mà ông chẳng biết và cũng chẳng quan tâm. Ông làm việc trong bệnh viện và ở công trường xây dựng để kiếm sống nhưng ông nói luôn cảm thấy mình bị lừa gạt và bóc lột bởi những người chủ.

Thất vọng về sự lạnh lùng của thế giới con người thôi thúc ông quay trở lại ngọn núi và cố gắng hòa nhập với gia đình sói mà ông đã lớn lên cùng chúng. Nhưng khi Pantoja trở về, đó không còn là một thế giới mà ông vẫn hằng tưởng nhớ. Ông nói: "Nó không giống như lúc nó đã từng như thế" và đàn sói cũng không nhìn ông bằng ánh mắt của ngày xưa. Sau tất cả, ông không còn là cậu bé sói. "Tôi có mùi con người và tôi còn xức nước hoa", ông nói.

Ảnh chụp ngày 14/3/2006 cho thấy một phần cảnh quan của núi Sierra Morena ở Tây Ban Nha. Ảnh: Josesanchez
Ảnh chụp ngày 14/3/2006 cho thấy một phần cảnh quan của núi Sierra Morena ở Tây Ban Nha.  Ảnh: Josesanchez

Những người bạn sói từ chối lại gần ông chào đón ông về nhà. "Bạn có thể nói họ (những con sói) ở ngay đó, bạn nghe thấy thở phì phì, nó khiến bạn thấy nổi da gà… nhưng không dễ nhìn thấy họ", ông nói. "Họ là những con sói, và nếu tôi gọi họ sẽ đáp lời nhưng họ không chịu đến cạnh tôi".

Nơi cậu từng chơi, ngủ và ăn, giờ đây có một căn lều cỏ và cánh cổng điện. Thế giới hoang dã nuôi lớn ông đang biến mất nhanh chóng.

Pantoja đã là đối tượng của rất nhiều nghiên cứu về nhân chủng học. Năm 2010, một bộ phim làm về cuộc đời ông - tên là Entrelobos, có nghĩa là "giữa bầy sói" – trong đó có cảnh quay ông.

Ông Pantoja trong nhà mình. Ảnh: Josesanchez
Ông Pantoja trong nhà mình. Ảnh: Josesanchez

Mặc dù bị mắc kẹt trong xã hội con người, Pantoja không hoàn toàn tách biệt. Một nhóm các nhà môi trường đã huy động tiền để mua vật liệu cách nhiệt và lò sưởi cho ngôi nhà ở nông thôn của ông - những thứ ông không có khả năng mua bằng thu nhập của mình. Ông Pantoja cũng thực hiện những bài nói chuyện ở trường học trong vùng nơi ông nói với học sinh về tình yêu động vật và tầm quan trọng của môi trường.

Pantoja sẽ không bao giờ thực sự ở nhà trong thế giới của con người và sẽ vẫn mãi khát khao tự do và sự đơn giản của những năm tháng cuộc đời trước đây với đàn sói.

Dù sao đi nữa, trong cuộc phỏng vấn với Đài BBC năm 2013, ông nói: "Bây giờ tôi đã quen với cuộc sống này và nó có rất nhiều thứ mà tôi không có ở rừng như là âm nhạc hay phụ nữ. Phụ nữ là một lý do tốt để ở lại đây".

Ông nhớ lại một cuộc trò chuyện với bác sĩ khi ông kể những người khác "cười tôi vì tôi chẳng biết về chính trị hay là bóng đá", bác sĩ đã khuyên ông "hãy cười lại họ, ông bạn. Những người khác biết ít hơn ông".

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.